Hạm đội Liên hợp

thành phần chính của Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Hạm đội Liên hợp (kyūjitai: 聯合艦隊, shinjitai: 連合艦隊; rōmaji: Rengōkantai; phiên âm Hán-Việt: Liên hợp hạm đội ) là một hạm đội của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Đây là hạm đội không thường trực, được thành lập trên cơ sở ít nhất 2 hạm đội thường trực. Hải quân Nhật gọi tắt hạm đội này là GF (từ chữ Grand Fleet trong tiếng Anh) mặc dù 聯合艦隊 trong tiếng Anh lại là Combined Fleet.

聯合艦隊
Rengo Kantai
Combined Fleet
(Hải quân Đế quốc Nhật Bản)

Hoạt động1894–1945
Quốc giaĐế quốc Nhật Bản
Phục vụ Đế quốc Nhật Bản
Phân loạiHải quân nước xanh dương
Bộ phận củaHải quân Đế quốc Nhật Bản
Tham chiếnChiến tranh Thanh–Nhật
Chiến tranh Nga–Nhật
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh Trung–Nhật
Chiến tranh thế giới thứ hai
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Yamamoto Isoroku
Tōgō Heihachirō
Hiroyasu Fushimi
và các tướng tá khác
Huy hiệu
Biểu tượng
nhận dạng

Hoàng gia huy Nhật Bản và Quân huy Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Tổ chức

sửa

Hạm đội Liên hợp là nòng cốt của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Từ thời Minh Trị, lực lượng nòng cốt của hải quân Nhật là Hạm đội Thường trực (常備艦隊, Jōbikantai, Thường bị hạm đội) thành lập từ các thiết hạm mới và các tàu đang hoạt động. Đồng thời, một hạm đội gồm các tàu già cỗi, hoạt động ở tuyến hai tức là chỉ hoạt động gần bờ, gọi là Hạm đội Cảnh bị (警備艦隊, Keibi kantai, Cảnh bị hạm đội), Khi chiến tranh Nhật-Thanh bùng nổ, xuất hiện ý kiến cho rằng để Hạm đội Cảnh bị chẳng làm gì là phí phạm. Vì thế việc sáp nhập Hạm đội Thường trực và Hạm đội Cảnh bị được đặt ra. Tham mưu trưởng lúc đó là đại tá Yamamoto Gonbee đã đề xuất phương án đổi tên Hạm đội Cảnh bị thành Hạm đội Biển Tây (西海艦隊, Seikai kantai, Tây hải hạm đội), và sáp nhập hạm đội này với Hạm đội Thường trực thành Hạm đội Liên hợp.

Sáu ngày sau khi chiến tranh Nhật-Thanh bùng nổ, Hạm đội Liên hợp được thành lập. Sau chiến tranh này, Hạm đội bị giải tán và chỉ tái thành lập mỗi khi diễn tập và khi chiến tranh Nga-Nhật. Từ năm Taishō thứ mười hai (năm 1923), Hạm đội Liên hợp trở thành một hạm đội chính quy thường trực.

Bộ tư lệnh Hạm đội Liên hợp, với tư cách là bộ máy giúp việc cho tư lệnh, bao gồm tham mưu trưởng, phó tham mưu trưởng, sĩ quan tham mưu chủ nhiệm, sĩ quan tham mưu pháo binh, sĩ quan tham mưu ngư lôi, sĩ quan tham mưu không quân, sĩ quan tham mưu hải trình, sĩ quan tham mưu máy móc, sĩ quan tham mưu chiến đấu, sĩ quan tham mưu chính trị, chủ nhiệm đo đạc, chủ nhiệm quân y, chủ nhiệm tín hiệu, chủ nhiệm máy móc, chủ nhiệm khí tượng, các trợ lý, v.v...

Hải quân Nhật Bản, mà tiêu biểu là Hạm đội Liên hợp, suốt một thời gian dài đã không chỉ bao gồm các tàu chủ lực là các thiết giáp hạm, mà còn có các tàu hỗ trợ như khu trục hạm, tàu vận tải, với một số rất đông liên hợp lại. Vì là lực lượng tinh hoa khi chiến đấu thực tế, nên Hạm đội Liên hợp là nơi tập trung nhiều nhân tài của hải quân gồm những người đã được tôi luyện, trưởng thành từ lực lượng cảnh bị trên đất liền và lực lượng phòng ngự trên biển. Chính vì sự thiên vị này mà các lực lượng hải quân khác thường rơi vào tình trạng thiếu nhân lực nghiêm trọng. Lực lượng cạnh tranh chính với Hạm đội Liên hợp là lực lượng hàng không mẫu hạm cơ động, được thành lập nhờ tư tưởng hạm đội quyết chiến với các thiết giáp làm trung tâm. Nhưng việc lực lượng này bị thất bị nặng nề trong Trận chiến biển Philippines đã làm cho tư tưởng hạm đội quyết chiến sụp đổ. Vì thế, tư tưởng lấy Hạm đội Liên hợp làm trung tâm trở thành tư tưởng thống soái trong hải quân Nhật. Chính vì có tư tưởng như vậy, nên các lực lượng hộ tống trên biển và lực lượng săn tàu ngầm mãi đến sau trận chiến vịnh Leyte mới được thành lập.

Lịch sử

sửa

Sau đây là danh sách các trận đánh hải quân của Hạm đội Liên hợp, chỉ xét các trận có sự tham gia của soái hạm.

Danh sách các tư lệnh

sửa

Sau đây là danh sách các tư lệnh của Hạm đội Liên Hợp xếp theo ngày nhậm chức.

  1. Phó đô đốc Itō Kesuyuki - nhậm chức ngày 19/7/1894    
  2. Phó đô đốc Arichi Shinanojō - 11/5/1895     
  3. Phó đô đốc Tōgō Heihachirō - 28/12/1903  
  4. Đô đốc Tōgō Heihachirō - 14/6/1905
  5. Phó đô đốc Ijūin Gorō - 8/10/1908
  6. Phó đô đốc Yoshimatsu Shiketarō -1/11/1915
  7. Phó đô đốc Yoshimatsu Shiketarō - 1/9/1916
  8. Đô đốc Yoshimatsu Shiketarō - 1/10/1917
  9. Đô đốc Yamashita Gentarō - 1/9/1918
  10. Đô đốc Yamashita Gentarō - 1/6/1919
  11. Đô đốc Yamaya Tanin - 1/5/1920
  12. Đô đốc Tochinai Sojirō - 24/8/1920
  13. Đô đốc Tochinai Sojirō - 1/5/1921
  14. Phó đô đốc Takeshita Isamu -1/12/1922
  15. Đô đốc Suzuki Kantarō - 27/1/1924
  16. Đô đốc Okada Keisuke - 1/12/1924
  17. Phó đô đốc Katō Hiroharu - 10/12/1926
  18. Đô đốc Taniguchi Naomi - 10/12/1928
  19. Phó đô đốc Yamamoto Eisuke - 11/11/1929
  20. Phó đô đốc Kobayashi Seizō - 1/12/1931
  21. Phó đô đốc Suetsugu Nobumasa - 15/11/1933
  22. Phó đô đốc Takahashi Sankichi - 15/11/1934
  23. Phó đô đốc Yōnai Mitsumasa - 1/12/1936
  24. Đô đốc Nagano Osami - 2/2/1937
  25. Phó đô đốc Yoshida Zengo - 1/12/1937
  26. Phó đô đốc Yamamoto Isoroku - 30/8/1939
  27. Đô đốc Yamamoto Isoroku - 11/8/1941
  28. Đô đốc Kochi Mineichi - 21/4/1944    
  29. Đô đốc Toyoda Soemu - 3/5/1944 
  30. Đô đốc Toyoda Soemu - 1/5/1945  
  31. Phó đô đốc Ozawa Jisaburō - 29/5/1945

Danh sách soái hạm

sửa

Sau đây là danh sách các soái hạm của Hạm đội Liên hợp xếp theo thứ tự cũ trước mới sau.

 
Thiết giáp hạm Yamato

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa
  • Nishida, Hiroshi. “Imperial Japanese Navy”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2007.
  • Wendel, Marcus. “Axis Database”. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2007.
  • World War II Armed Forces – Orders of Battle and Organizations Lưu trữ 2012-12-28 tại Wayback Machine
  • Nihon Kaigun