Hưng Nguyên

Huyện thuộc tỉnh Nghệ An

Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam nằm ở phía đông nam tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

Hưng Nguyên
Huyện
Huyện Hưng Nguyên
Biểu trưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhNghệ An
Huyện lỵThị trấn Hưng Nguyên
Trụ sở UBNDKhối 14, Thị trấn Hưng Nguyên
Phân chia hành chính1 thị trấn, 14 xã
Thành lập1469
Địa lý
Tọa độ: 18°40′21″B 105°37′42″Đ / 18,6725°B 105,62833°Đ / 18.67250; 105.62833
MapBản đồ huyện Hưng Nguyên
Hưng Nguyên trên bản đồ Việt Nam
Hưng Nguyên
Hưng Nguyên
Vị trí huyện Hưng Nguyên trên bản đồ Việt Nam
Diện tích159,20 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng124.245 người[1]
Thành thị9.660 người (8%)
Nông thôn114.585 người (92%)
Mật độ780 người/km²
Khác
Mã hành chính431[2]
Biển số xe37-B1-N1-5xxxx-9xxxx
Websitehungnguyen.nghean.gov.vn

Vị trí địa lý

sửa

Huyện Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam, nằm ở phía nam của tỉnh Nghệ An, có vị trí địa lý:

Dân số năm 2009 là 114.210 người. 15% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Theo thống kê năm 2019, huyện Hưng Nguyên có diện tích 159,20 km², dân số là 124.245 người, mật độ dân số đạt 780 người/km².[1]

Hành chính

sửa

Huyện Hưng Nguyên có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Hưng Nguyên (huyện lỵ) và 14 xã: Châu Nhân, Hưng Đạo, Hưng Lĩnh, Hưng Nghĩa, Hưng Tây, Hưng Thành, Hưng Trung, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam, Long Xá, Phúc Lợi, Thịnh Mỹ, Thông Tân, Xuân Lam.

Lịch sử

sửa

Từ thời Hùng Vương, cụ tổ Trần Văn Bảo khai sinh ra Hưng Nguyên là địa bàn cư ngụ của người Việt cổ. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông đã ra chỉ dụ điều chỉnh lại bản đồ hành chính và tên huyện Hưng Nguyên chính thức ra đời từ đó.

Năm 1490, niên hiệu Hồng Đức thứ 21, đời vua Lê Thánh Tông, Hưng Nguyên là một huyện thuộc phủ Anh Đô, xứ Nghệ An. Sau đó xứ Nghệ An đổi thành trấn Nghệ An. Hưng Nguyên là lỵ sở của đạo Nghệ An qua các Triều đại Trần - - Nguyễn suốt gần 300 năm.

Năm 1831, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12, trấn Nghệ An tách thành 2 tỉnh Nghệ AnHà Tĩnh: huyện Hưng Nguyên thuộc phủ Anh Đô, tỉnh Nghệ An.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An. Huyện Hưng Nguyên khi đó gồm 27 xã: Hưng Châu, Hưng Chính, Hưng Đạo, Hưng Đông, Hưng Hòa, Hưng Khánh, Hưng Lam, Hưng Lĩnh, Hưng Lộc, Hưng Lợi, Hưng Long, Hưng Mỹ, Hưng Nhân, Hưng Phú, Hưng Phúc, Hưng Tân, Hưng Tây, Hưng Thái, Hưng Thắng, Hưng Thịnh, Hưng Thông, Hưng Tiến, Hưng Trung, Hưng Vĩnh, Hưng Xá, Hưng Xuân, Hưng Yên.

Ngày 26 tháng 12 năm 1970, 4 xã: Hưng Hòa, Hưng Lộc, Hưng Đông, Hưng Vĩnh và một phần xã Hưng Chính được sáp nhập vào thành phố Vinh.[3]

Ngày 13 tháng 11 năm 1986, thành lập thị trấn Thái Lão (thị trấn huyện lỵ huyện Hưng Nguyên) trên cơ sở 99 ha diện tích tự nhiên với 290 nhân khẩu của xã Hưng Thái, 110 ha diện tích tự nhiên với 340 nhân khẩu của xã Hưng Đạo.

Sau nhiều lần chia tách, thay đổi địa giới hành chính, đến năm 1998, địa giới huyện Hưng Nguyên được xác lập như hiện nay (do sáp nhập thị trấn Thái Lão và xã Hưng Thái thành thị trấn Hưng Nguyên ngày 15 tháng 9 năm 1998).

Ngày 17 tháng 4 năm 2008, xã Hưng Chính; 174 ha diện tích tự nhiên và 3.043 người của xã Hưng Thịnh sáp nhập vào thành phố Vinh.

Ngày 9 tháng 2 năm 2009, chia xã Hưng Yên thành 2 xã: Hưng Yên Bắc và Hưng Yên Nam.

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 831/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019–2021 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[4]. Theo đó:

  • Sáp nhập xã Hưng Xá và xã Hưng Long thành xã Long Xá
  • Sáp nhập xã Hưng Lam và xã Hưng Xuân thành xã Xuân Lam
  • Sáp nhập xã Hưng Phú và xã Hưng Khánh thành xã Hưng Thành
  • Sáp nhập xã Hưng Nhân và xã Hưng Châu thành xã Châu Nhân
  • Sáp nhập xã Hưng Tiến và xã Hưng Thắng thành xã Hưng Nghĩa.

Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023–2025 (nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 12 năm 2024)[5]:

  • Sáp nhập xã Hưng Thịnh và xã Hưng Mỹ thành xã Thịnh Mỹ
  • Sáp nhập xã Hưng Thông và xã Hưng Tân thành xã Thông Tân
  • Sáp nhập xã Hưng Phúc và xã Hưng Lợi thành xã Phúc Lợi.

Huyện Hưng Nguyên có 1 thị trấn và 14 xã như hiện nay.

Kinh tế - xã hội

sửa

Xã hội

sửa

Tính đến tháng 8 năm 2021, toàn huyện Hưng Nguyên đã có trên 125.000 dân.[6]

Giáo dục

sửa

Huyện Hưng Nguyên hiện nay có các trường:

  • Mỗi xã thường có 1 trường Trung học cơ sở (trừ có bốn trường Thông - Tân - Tiến Thắng sáp nhập thành trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai) và 1 trường tiểu học, riêng thị trấn Hưng Nguyên có 1 trường THCS chất lượng cao mang tên Lê Hồng Phong (trường Năng Khiếu) đã có rất nhiều học sinh xuất sắc luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi huyện hoặc tỉnh.
  • Trường THPT Lê Hồng Phong: xã Thông Tân
  • Trường THPT Thái Lão: thị trấn Hưng Nguyên
  • Trường THPT Nguyễn Trường Tộ: xã Hưng Trung
  • Trường THPT Phạm Hồng Thái: xã Châu Nhân
  • Trường THPT Đinh Bạt Tụy, xã Thông Tân.

Ngoài ra có trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề.

Văn hóa - Du lịch

sửa

Di tích

sửa

Thị trấn Hưng Nguyên (TT. Thái Lão cũ), cách thành phố Vinh khoảng 5 km về phía Tây, một trong những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Xô viết Nghệ Tĩnh, cũng là nơi nhiều người tham gia cuộc khởi nghĩa này bị quân Pháp sát hại, hiện vẫn còn nghĩa trang và đài kỷ niệm chính thức, bảo tàng của Xô viết Nghệ Tĩnh.

Danh thắng

sửa

Núi Lam Thành, đền vua Lê, nơi thờ bà Phạm Thị Ngọc Trần.

Danh nhân nổi bật

sửa

Giao thông

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Nghệ An”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.[liên kết hỏng]
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Quyết định số 80-BT năm 1970
  4. ^ “Nghị quyết số 831/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An”.
  5. ^ Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 năm 2024 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023–2025
  6. ^ “Nghệ An giãn cách thêm ba huyện”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.

Tham khảo

sửa
  • Hưng Nguyên những trang lịch sử - 1995 - Tr 51.
  • Hồ sơ của Pháp trong vụ án lấy trộm súng năm 1918 ghi là Trần Thị Hai