Hương Dung
Hương Dung tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hương Dung (1956 – ) là nữ diễn viên kịch và truyền hình, trung tá Công an nhân dân Việt Nam,[1] bà được biết đến với vai bà Dung trong bộ phim Chạy án, bà cũng là một diễn viên lồng tiếng được đánh giá cao dù chưa từng qua trường lớp đào tạo chính quy.[2] Bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2024.
Hương Dung | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Thị Hương Dung |
Ngày sinh | 1956 (67–68 tuổi) |
Nơi sinh | Thái Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Diễn viên |
Danh hiệu | Nghệ sĩ ưu tú (2010) Nghệ sĩ nhân dân (2024) |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Vai trò |
|
Năm hoạt động | 1988 – nay |
Vai diễn | Bà Dung trong Chạy án |
Sự nghiệp sân khấu | |
Vai trò | Diễn viên |
Năm hoạt động | 1976 – 1993 |
Vai diễn | Thu Hà trong Nữ ký giả |
Website | |
Hương Dung trên IMDb | |
Binh nghiệp | |
Quân chủng | Quân đội nhân dân Việt Nam (1975 – 1985) Bộ Công an Việt Nam (1985 – 1993) |
Năm tại ngũ | 1975 – 1993 |
Cấp bậc | Trung tá |
Tiểu sử
sửaNguyễn Thị Hương Dung sinh năm 1956 tại Thái Bình và sinh trưởng tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.[2] Năm 1969, khi mới 13 tuổi, Hương Dung giấu bố mẹ đi thi và trúng tuyển vào Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội khoa diễn viên. Nhưng vì bố mẹ không đồng ý nên bà phải tiếp tục ở nhà học văn hóa.[3]
Sự nghiệp
sửaDiễn viên nghệ thuật Quân đội
sửaTháng 2 năm 1975, Hương Dung lên đường nhập ngũ, bà trở thành lính thông tin của Trường Quân chính thuộc Quân khu 3.[3][4] Trong thời gian ở quân ngũ, Hương Dung tham gia các phong trào văn nghệ và là một trong những diễn viên sáng giá.[3] Năm 1976, khi đọc được thông tin tuyển diễn viên của Ðoàn kịch Quân đội thuộc Tổng cục chính trị trên báo Nhân Dân, bà đã đăng ký thi và trúng tuyển.[5] Sau đó bà còn được tuyển thẳng vào Đoàn văn công Quân khu 3, tuy nhiên vì một số lý do mà bà không nhận được giấy báo trúng tuyển.[3][6]
Xuất ngũ năm 1978,[5] Hương Dung tiếp tục theo học văn hóa tại Trường Trung cấp Tài chính kế toán số 1 ở Nho Quan, Ninh Bình. Sau đó bà vừa đi học vừa đi làm tại trường Thương nghiệp,[6] không phù hợp với công việc văn phòng nên bà quyết định quay lại với nghệ thuật.[3]
Tháng 2 năm 1979, bà được Đoàn văn công Quân khu 3 – nơi bà được tuyển nhưng chưa nhận được giấy báo – mời về làm diễn viên hát.[5][6] Hương Dung sau đó chuyển sang Đoàn Nghệ thuật Công an Hải Phòng.[2]
Diễn viên nghệ thuật Công an
sửaNăm 1985, Đoàn kịch Bộ Nội vụ nay là Đoàn Nghệ thuật Công an Nhân dân tuyển diễn tham gia Hội diễn nghệ thuật toàn quốc.[2][5] Hương Dung được nghệ sĩ Nguyễn Đình Nghi chọn vào vai chính Hà Thu trong tác phẩm Nữ ký giả. Với vai diễn này, bà đã giành được Huy chương Vàng tại Hội diễn.[2][5][6] Sau này bà còn tham gia một số vở kịch tiêu biểu của Đoàn kịch như "Tôi đi tìm tôi", "Bài ca trên tuyết", "Ráng chiều"...[7]
Năm 1993, vì hoàn cảnh gia đình, bà rời Đoàn Nghệ thuật Công an Nhân dân và nghỉ hưu sớm với quân hàm Đại úy.[2][8]
Diễn viên tự do
sửaTừ thập niên 1990, Hương Dung tham lồng tiếng cho các vở kịch truyền thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam và các bộ phim của Đài Truyền hình Việt Nam và sau đó là Hãng phim Truyền hình Việt Nam.[2][6] Khi bộ phim Cúc Đậu lần đầu được chiếu trên truyền hình tại Việt Nam, Hương Dung là người đã lồng tiếng cho vai chính do diễn viên Củng Lợi thể hiện.[9]
Ngoài lồng tiếng, Hương Dung còn làm đạo diễn âm thanh cho một số phim hoạt hình và phim do người diễn.[7][10]
Dù nghỉ hưu nhưng Hương Dung vẫn tham gia hoạt động sân khấu, vở kịch "Nắng quái chiều hôm", của tác giả Nguyễn Đăng Chương, mà bà tham gia dàn dựng cùng Hội Sân khấu Việt Nam đã có tới 5 trong tổng số 7 diễn viên của vở kịch giành được Huy chương.[9]
Hương Dung được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2010 và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2024.[2]
Gia đình
sửaNăm 1978, Hương về làm diễn viên tại Đoàn văn công Quân khu 3 và gặp được người chồng tương lai tại đây.[6] Bà có 3 người con, gồm hai gái Thùy Dương sinh năm 1982, Phương Minh sinh năm 1994 và con trai Hà Duy sinh năm 1989. Các con của Hương Dung được tiếp xúc với điện ảnh từ nhỏ và từng là các diễn viên nhí một thời.[3]
Vai diễn
sửaDiễn xuất trực tiếp
sửaNăm | Phim | Vai diễn | Dạng phim | Vai trò khác | Phát hành |
---|---|---|---|---|---|
Từ một chuyến tàu | |||||
Vùng rừng sôi động | |||||
Núi đôi | HanoiTV | ||||
1988 | Săn bắt cướp | Hai Loan | Điện ảnh | ||
1991 | Mối tình sau song sắt | Nhân viên phòng trà | |||
Tráng sĩ Bồ Đề | Phim video | ||||
1995 | 12A và 4H | Bà Bích | Ngắn tập | VTV | |
Lặng lẽ tuổi trăng tròn | Điện ảnh truyền hình | ||||
Sông Hồng reo | Bà Lâm | HanoiTV | |||
1996 | Cha tôi và hai người đàn bà | Liên (lồng tiếng) | Lồng tiếng | ||
Những cuộc tìm kiếm | VTV | ||||
Khi người ta yêu | Lồng tiếng | ||||
Mùa đông không lạnh giá | HanoiTV | ||||
Giấc mơ hoa | |||||
1997 | Xin hãy tin em | Ngắn tập | VTV | ||
1998 | Bên dòng Hoàng Long | bà chửa | Điện ảnh truyền hình | ||
Cung đàn cuộc sống | |||||
Cố nhân | Loan | ||||
Số phận ngọt ngào | Bà Báu | ||||
1999 | Bi kịch màu trắng | HanoiTV | |||
2000 | Hai đầu xa thẳm | Tổ chức sản xuất | VTV | ||
Chuyện thầy tôi | |||||
2001 | Lời thề Hippocrates | Ngắn tập | HanoiTV | ||
Hoa cỏ may (phần 1) | Mẹ của Vinh và Thái | Dài tập | VTV | ||
2002 | Hoa xương rồng | Tâm | Điện ảnh truyền hình | ||
Những ngọn nến trong đêm (phần 1) | Dài tập | ||||
Nhành lau trắng | Điện ảnh truyền hình | ||||
2003 | Núi đôi | Diệu Hương | |||
2004 | Đêm mưa | ||||
Tình xa | Phó đoàn | Ngắn tập | |||
Bức ảnh còn lại | Mẹ Thư | Điện ảnh truyền hình | Phó đạo diễn | ||
2005 | Chuyện phố phường | Bà Thành | Dài tập | ||
Dòng sông phẳng lặng | Hạnh | ||||
Tia nắng mong manh | Xiêm | Phó đạo diễn | |||
2006 – 2008 | Cảnh sát hình sự: - Chạy án (2 phần) | Bà Dung | |||
2008 | Cảnh sát hình sự - Cổ vật | ||||
2009 | Người đàn bà thứ hai | Mẹ Linh | VTV | ||
2011 | Chủ tịch tỉnh | Bà Nguyệt | |||
Cầu vồng tình yêu | Bà Ngọc | ||||
2013 | Hoa nở trái mùa | Bà Bích | |||
2014 | Hoa phượng trắng (phần 3) | Dài tập | |||
2016 | Điều bí mật | Bà Nguyệt | |||
2017 | Người phán xử | Bà Hà | |||
2019 | Mê cung | Bà Hoàn | |||
2021 | Thương ngày nắng về | Mẹ ông Mậu |
Lồng tiếng
sửaNăm | Phim | Nhân vật | Diễn chính |
---|---|---|---|
2002 | Hà Nội 12 ngày đêm | Nhà báo nước ngoài | Eva Zvarova |
1989 | Đêm hội Long Trì | Đặng Thị Huệ | Lê Vân |
Cúc Đậu (phát hành tại Việt Nam) | Cúc Đậu | Củng Lợi | |
Oshin (phát hành tại Việt Nam) | Oshin | ||
1994 | Mẹ chồng tôi | Bà Hòa | Nguyễn Thị Thu An |
1996 | Sống mãi với thủ đô | ||
2001 | Mùa lá rụng | Lý | Thanh Quý |
2003 | Cảnh sát hình sự - Phía sau một cái chết | ||
2004 | Cảnh sát hình sự - Cô gái đến từ Băng Cốc | ||
2005 | Tia nắng mong manh |
Sân khấu kịch
sửa"Hương gai", "Con cá chép vàng", "Tôi đi tìm tôi", "Lúa ngoi", "Tôi là người Việt Nam", "Bài ca trên truyết
Giải thưởng
sửaNăm | Giải thưởng | Vở diễn | Kết quả | Chú thích |
---|---|---|---|---|
1985 | Hội diễn sân khấu toàn quốc | Nữ ký giả | Huy chương Vàng | [3] |
1991[11] | Liên hoan Sân khấu nhỏ toàn quốc lần thứ nhất | Ma người – người ma | Huy chương Vàng | [9] |
Liên hoan Sân khấu nhỏ toàn quốc lần thứ hai | Giọt tình cay đắng | Huy chương Vàng |
Tham khảo
sửa- ^ “XEM ẢNH”. Báo điện tử An ninh Thủ đô. 10 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b c d e f g h Anh Thư (10 tháng 8 năm 2024). “NSND Hương Dung - Thanh sắc với thời gian”. Báo Giáo dục và Thời đại Online. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b c d e f g “NSƯT Hương Dung tuổi xế chiều: Được tặng NSND, con cái không ai theo nghề mẹ”. VietNamNet. 1 tháng 12 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2024.
- ^ Thạch Anh (12 tháng 4 năm 2023). “Cuộc sống bình yên của NSƯT Hương Dung sau biến cố nợ nần”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b c d e Hoa Nguyễn (15 tháng 5 năm 2024). “NSND Hương Dung: Tôi vẫn mơ được diễn”. Tạp chí Điện tử Văn hóa Nghệ thuật. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b c d e f Ngọc Sương (2 tháng 7 năm 2017). “NSƯT Hương Dung: Gia đình là điểm tựa vững chắc cho thành công sự nghiệp”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b “Những chuyện phía sau nghiệp diễn của nghệ sĩ Hương Dung”. Báo Phụ Nữ Thủ Đô. 19 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2024.
- ^ “Danh hiệu ở trong lòng khán giả”. Báo Công an Nhân dân điện tử. 3 tháng 4 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b c Thảo Duyên (14 tháng 2 năm 2024). “Danh hiệu của sự tin yêu”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2024.
- ^ Lê Thanh Hà (7 tháng 6 năm 2024). “NSND Hương Dung: Diễn viên truyền hình bây giờ đài từ kém quá”. giadinh.suckhoedoisong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2024.
- ^ Nguyễn Thị Minh Thái (8 tháng 5 năm 2017). “Sân khấu tử tế khi hướng đến khán giả tử tế”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2024.