Cúp bóng đá U-23 châu Á

Giải bóng đá

Cúp bóng đá U-23 châu Á (tiếng Anh: AFC U-23 Asian Cup) là giải bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức hai năm một lần dành cho các đội tuyển quốc gia dưới 23 tuổi của châu Á.

Cúp bóng đá U-23 châu Á
Thành lập2013 (với tên gọi Giải vô địch bóng đá U-22 châu Á)
Khu vựcAFC
Số đội16
Đội vô địch
hiện tại
 Nhật Bản (lần thứ 2)
Đội bóng
thành công nhất
 Nhật Bản (2 lần)
Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024

Giải được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013 nhưng đã bị hoãn sang tháng 1 năm 2014 do trùng thời điểm diễn ra Cúp bóng đá Đông Á 2013.[1][2][3] Giải đấu chính thức được tổ chức 2 năm một lần kể từ năm 2016. Vào những năm diễn ra Thế vận hội Mùa hè (các năm nhuận), giải dấu đồng thời đóng vai trò là vòng loại châu Á của Thế vận hội, trong đó ba đội tuyển có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền tham dự nội dung bóng đá nam.[2] Các giải đấu diễn ra vào những năm không tổ chức Thế vận hội không đóng vai trò là vòng loại môn bóng đá nam Thế vận hội.

Giải đấu từng có tên gọi là "Giải vô địch bóng đá U-22 AFC" và được đổi tên thành "Giải vô địch bóng đá U-23 AFC" (hay Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á) vào năm 2016.[4] Năm 2021, giải đấu được đổi tên thương hiệu thành "Cúp bóng đá U-23 châu Á".[5]

Vào tháng 7 năm 2023, AFC quy định các vòng chung kết Cúp bóng đá U-23 châu Á nào không phải là vòng loại Thế vận hội sẽ do nước chủ nhà của Cúp bóng đá châu Á được tổ chức ngay lần tiếp theo đăng cai.[6] Tuy nhiên, vào ngày 24 tháng 5 năm 2024, AFC quyết định giải đấu sẽ được thay đổi chu kỳ tổ chức sang 4 năm một lần kể từ năm 2028, tương ứng với những năm diễn ra Thế vận hội; những giải đấu không phải vòng loại Thế vận hội sẽ không còn được tổ chức sau giải năm 2026.[7]

Thể thức thi đấu

sửa

Dưới đây là tổng quan về thể thức thi đấu năm 2016.[8] Các giải lần sau hầu như đều dựa trên thể thức này:

  • 16 đội thi đấu ở vòng chung kết, bao gồm cả chủ nhà (mặc định vượt qua vòng loại).
  • Các đội được xếp hạt giống dựa trên kết quả của giải vô địch bóng đá U-22 châu Á 2013.
  • Giải được tổ chức trong 18 ngày.
  • Ba hoặc bốn sân vận động tại ít nhất hai thành phố là đủ để tổ chức giải.

Ngoài ra, các cầu thủ tham gia vào giải đấu ở nhóm tuổi cao hơn (giải đấu này và/hoặc Cúp bóng đá U-20 châu Á) không đủ điều kiện để tham dự Cúp bóng đá U-17 châu Á (mặc dù trên thực tế điều này rất hiếm khi xảy ra).[8]

Kết quả

sửa
Lần thứ Năm Chủ nhà Chung kết Tranh hạng ba
Vô địch Tỷ số Á quân Hạng ba Tỷ số Hạng tư
1 2013   Oman  
Iraq
1–0  
Ả Rập Xê Út
 
Jordan
0–0 (s.h.p.)
(3–2 p)
 
Hàn Quốc
2 2016   Qatar  
Nhật Bản
3–2  
Hàn Quốc
 
Iraq
2–1 (s.h.p.)  
Qatar
3 2018   Trung Quốc  
Uzbekistan
2–1 (s.h.p.)  
Việt Nam
 
Qatar
1–0  
Hàn Quốc
4 2020   Thái Lan  
Hàn Quốc
1–0 (s.h.p.)  
Ả Rập Xê Út
 
Úc
1–0  
Uzbekistan
5 2022   Uzbekistan  
Ả Rập Xê Út
2–0  
Uzbekistan
 
Nhật Bản
3–0  
Úc
6 2024   Qatar  
Nhật Bản
1–0  
Uzbekistan
 
Iraq
2–1 (s.h.p.)  
Indonesia
7 2026   Ả Rập Xê Út

Các đội tuyển lọt vào bán kết

sửa
Đội tuyển Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư Tổng số
  Nhật Bản 2 (2016, 2024) 1 (2022) 3
  Uzbekistan 1 (2018) 2 (2022*, 2024) 1 (2020) 4
  Ả Rập Xê Út 1 (2022) 2 (2013, 2020) 3
  Hàn Quốc 1 (2020) 1 (2016) 2 (2013, 2018) 4
  Iraq 1 (2013) 2 (2016, 2024) 3
  Việt Nam 1 (2018) 1
  Qatar 1 (2018) 1 (2016)* 2
  Úc 1 (2020) 1 (2022) 2
  Jordan 1 (2013) 1
  Indonesia 1 (2024) 1

(*) Chủ nhà

Vô địch theo khu vực

sửa
Liên đoàn khu vực Vô địch Tổng số
EAFF (Đông Á)   Nhật Bản (2)
  Hàn Quốc (1)
3
WAFF (Tây Á)   Iraq (1)
  Ả Rập Xê Út (1)
2
CAFF (Trung Á)   Uzbekistan (1) 1
AFF (Đông Nam Á) 0
SAFF (Nam Á) 0

Các đội tham dự

sửa
Các đội tuyển  
2013
 
2016
 
2018
 
2020
 
2022
 
2024
 
2026
Tổng số
  Úc QF GS GS 3rd 4th GS TBD 6
  Bahrain GS TBD 1
  Trung Quốc GS GS GS GS × GS TBD 5
  Indonesia 4th TBD 1
  Iran GS QF GS GS TBD 4
  Iraq 1st 3rd QF GS QF 3rd TBD 6
  Nhật Bản QF 1st QF GS 3rd 1st TBD 6
  Jordan 3rd QF GS QF GS GS TBD 6
  Kuwait GS × GS GS TBD 3
  Malaysia QF GS GS TBD 3
  Myanmar GS TBD 1
  CHDCND Triều Tiên GS QF GS GS × × TBD 4
  Oman GS GS TBD 2
  Palestine QF TBD 1
  Qatar 4th 3rd GS GS QF TBD 5
  Ả Rập Xê Út 2nd GS GS 2nd 1st QF q 6
  Hàn Quốc 4th 2nd 4th 1st QF QF TBD 6
  Syria QF GS GS QF TBD 4
  Tajikistan GS GS TBD 2
  Thái Lan GS GS QF GS GS TBD 5
  Turkmenistan × QF TBD 1
  UAE QF QF QF GS GS TBD 5
  Uzbekistan GS GS 1st 4th 2nd 2nd TBD 6
  Việt Nam GS 2nd GS QF QF TBD 5
  Yemen GS GS × TBD 2
Số đội 16 16 16 16 16 16 16
Chú thích

Lần đầu tham dự

sửa

Dưới đây là thống kê giải đấu đầu tiên mà các đội tuyển giành quyền tham dự một vòng chung kết Cúp bóng đá U-23 châu Á.

Năm Đội tuyển
2013   Oman,   CHDCND Triều Tiên,   Úc,   Ả Rập Xê Út,   Hàn Quốc,   Nhật Bản,   Uzbekistan,   UAE,   Trung Quốc,   Syria,   Iran,   Jordan,   Iraq,   Yemen,   Kuwait,   Myanmar
2016   Qatar,   Thái Lan,   Việt Nam
2018   Palestine,   Malaysia
2020   Bahrain
2022   Turkmenistan,   Tajikistan
2024   Indonesia
2026

Bảng xếp hạng tổng thể

sửa

Theo quy ước thống kê trong bóng đá, các trận đấu được giải quyết trong hiệp phụ được tính là thắng hoặc thua, còn các trận đấu được quyết định bằng loạt sút luân lưu được tính là hòa.

Tính đến Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024
Chú thích
Đội đã vô địch giải đấu
TT Đội tuyển Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm
1   Hàn Quốc 32 21 6 5 52 28 24 69
2   Nhật Bản 29 19 4 6 52 25 27 61
3   Iraq 29 17 9 3 49 30 19 60
4   Uzbekistan 30 17 4 9 56 24 32 55
5   Ả Rập Xê Út 28 15 6 7 44 24 20 51
6   Qatar 22 11 7 4 35 32 3 40
7   Úc 25 10 6 9 21 24 −3 36
8   Jordan 23 6 10 7 24 23 1 28
9   UAE 18 5 5 8 15 22 −7 20
10   Việt Nam 20 4 7 9 22 29 −7 19
11   Iran 13 4 4 5 18 19 –1 16
12   Syria 14 4 4 6 14 18 −4 16
13   CHDCND Triều Tiên 13 3 4 6 15 19 −4 13
14   Thái Lan 16 3 4 9 18 27 −9 13
15   Indonesia 6 2 1 3 8 9 −1 7
16   Trung Quốc 15 2 0 13 12 25 −13 6
17   Palestine 4 1 1 2 8 6 2 4
18   Turkmenistan 4 1 1 2 4 5 −1 4
19   Kuwait 9 1 1 7 5 19 −14 4
20   Malaysia 10 1 1 8 6 22 −16 4
21   Oman 6 1 0 5 4 8 −4 3
22   Tajikistan 6 1 0 5 5 18 −13 3
23   Bahrain 3 0 2 1 3 8 −5 2
24   Myanmar 3 0 0 3 1 13 −12 0
25   Yemen 6 0 0 6 2 15 −13 0

Các huấn luyện viên vô địch

sửa
Năm Huấn luyện viên Đội tuyển
2013   Iraq   Hakeem Shaker
2016   Nhật Bản   Teguramori Makoto
2018   Uzbekistan   Ravshan Khaydarov
2020   Hàn Quốc   Kim Hak-bum
2022   Ả Rập Xê Út   Saad Al-Shehri
2024   Nhật Bản   Oiwa Go
2026

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Fifteen sides storm to U-22 finals”. Asian Football Confederation. ngày 16 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ a b “Call to improve AFC competitions”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 27 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2011.
  3. ^ “Competitions Committee takes key decisions”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 22 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2012.
  4. ^ “AFC Competitions Committee meeting”. the-afc.com. 28 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2014.
  5. ^ “AFC rebrands age group championships to AFC Asian Cups”. AFC. 2 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ “AFC Competitions Committee approves key decisions on reformatted competitions”. Asian Football Confederation. 1 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2023.
  7. ^ “Pivotal reforms approved by AFC Competitions Committee”. Asian Football Confederation. 24 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ a b “AFC announces key competition decisions”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 2 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2011.

Liên kết ngoài

sửa