Giải Abel là giải thưởng được nhà vua Na Uy trao hàng năm cho những nhà toán học xuất chúng. Lễ trao giải diễn ra tại hội trường của khoa Luật thuộc Đại học Oslo, nơi diễn ra buổi lễ trao giải Nobel Hòa bình từ 1947 đến 1989.[1] Ủy ban giải Abel cũng thành lập Hội thảo Abel, được quản lý bởi Hội Toán học Na Uy.[2]

Giải Abel
Trao choNhững công trình khoa học lớn trong toán học
Quốc gia Na Uy
Được trao bởiVua Na Uy
Lần đầu tiên2003
Trang chủabelprize.no

Sự ra đời

sửa

Năm 2001 chính phủ Na Uy công bố kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà toán học Na Uy Niels Henrik Abel (1802) đánh dấu sự ra đời của một giải thưởng mới cho các nhà toán học, đặt tên là Abel.[3] Mục đích của giải này là để lấp đi sự thiếu vắng giải Nobel trong toán học, mặc dù thỉnh thoảng huy chương Fields được xem là mang tính chất tương đương.[4][5][6][7] Giải Abel được đi kèm với số tiền thưởng là 6 triệu tiền Krone Na Uy, có giá trị (2010) tương đương với 740,000 € hoặc 992,000 USD.[8] Ủy ban giải Abel đã quyết định tăng giá trị tiền thưởng lên đến 7,5 triệu Krone Na Uy kể từ năm 2020.[9]

Hàng năm Viện hàn lâm khoa học và văn chương Na Uy công bố chủ nhân giải Abel sau một cuộc tuyển chọn do một hội đồng gồm 5 nhà toán học quốc tế tiến hành. Khoản tiền thưởng cùng với giải thường gần bằng một triệu đôla Mỹ, gần như giải Nobel (trao thưởng ở Thụy Điển và Na Uy nhưng không bao gồm toán học). Na Uy ban đầu cung cấp cho giải 200.000.000 NOK (khoảng 23.000.000 USD) làm quỹ trong năm 2001. Mục đích của giải là phổ biến toán học, làm cho môn khoa học này thêm uy tín,[10] đặc biệt là dành cho những người trẻ tuổi.

Sophus Lie là người đầu tiên đề xướng việc thành lập giải Abel khi ông nhận ra kế hoạch của Alfred Nobel cho giải thưởng hàng năm (bắt đầu từ năm 1897), không có giải dành cho toán học. Vua Oscar II đã đồng ý tài trợ cho giải thưởng toán học mang tên Abel, và hai nhà toán học Ludwig Sylow và Carl Størmer đã phác thảo những quy chế và luật lệ cho giải. Tuy nhiên sự tan rã của liên hiệp giữa Thụy Điển và Na Uy năm 1905 đã kết thúc cố gắng đầu tiên để thành lập giải thưởng Abel.[11]

Tháng 4 năm 2003, Jean-Pierre Serre được công bố là ứng viên đầu tiên nhận giải Abel, và đến tháng 6 tiếp đó giải đã được trao thưởng. Trước đó, ông Jean-Pierre Serre cũng đã từng là nhà toán học trẻ nhất từ trước đến nay được nhận giải thưởng Fields khi mới 28 tuổi.

Những người được giải

sửa
Năm Người đoạt giải Ảnh Công dân Viện nghiên cứu Trích dẫn
2003 Jean-Pierre Serre     Pháp Collège de France "vì đã đóng vai trò chủ chốt trong việc định hình các hình trạng hiện đại trong nhiều lĩnh vực Toán học bao gồm tô-pô, hình học đại sốlý thuyết số".[12]
2004 Michael Atiyah     Anh Quốc Đại học Edinburgh "về những phát hiện và chứng minh định lý Atiyah–Singer, gắn kết tô-pô, hình họcgiải tích toán, và vai trò nổi bật của họ trong việc hình thành nên chiếc cầu mới giữa Toán họcVật lý lý thuyết."[13]
Isadore Singer     Hoa Kỳ Học viện Công nghệ Massachusetts
2005 Peter Lax     Hungary[14] /   Hoa Kỳ Viện Courant "cho những đóng góp đột phá về lý thuyết và ứng dụng của phương trình vi phân riêng phần và những tính toán nghiệm của chúng."[15]
2006 Lennart Carleson     Thụy Điển[16] Viện Công nghệ Hoàng gia KTH "cho những đóng góp nền tảng và sâu sắc về giải tích điều hoà và lý thuyết về các hệ động lực trơn."[17]
2007 S. R. Srinivasa Varadhan     Ấn Độ /   Hoa Kỳ[18] Viện Courant "cho những đóng góp nền tảng cho lý thuyết xác suất và đặc biệt đã phát minh ra lý thuyết độ lệch lớn thống nhất."[19]
2008 John G. Thompson     Hoa Kỳ Đại học Florida "cho những thành tựu lớn của họ trong đại số và đặc biệt trong sự định hình lên lý thuyết nhóm hiện đại."[20]
Jacques Tits     Bỉ /   Pháp[21] Collège de France
2009 Mikhail Gromov     Nga /   Pháp[22] Institut des hautes études scientifiques[23] và Viện Courant[24] "cho các đóng góp có tính cách mạng trong hình học."[25]
2010 John Tate     Hoa Kỳ Đại học Texas tại Austin "cho những tác động lớn và cuối cùng về lý thuyết số."[26]
2011 John Milnor     Hoa Kỳ[27] Đại học Stony Brook "cho những khám phá tiên phong về tô pô, hình họcđại số."[28]
2012 Endre Szemerédi     Hungary /   Hoa Kỳ[29] Viện Alfréd Rényi
Đại học Rutgers
"cho những đóng góp cơ bản về toán rời rạckhoa học máy tính lý thuyết và sự công nhận về ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài của những đóng góp về lý thuyết số cộng tínhlý thuyết ergodic."[30]
2013 Pierre Deligne     Bỉ Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton "cho những đóng góp về hình học đại số và cho những tác động đến lý thuyết số, lý thuyết biểu diễn và các lĩnh vực liên quan."[31]
2014 Yakov Sinai     Hoa Kỳ /   Nga Đại học PrincetonViện Vật lý lý thuyết Landau[32] "cho những đóng góp cơ bản liên quan đến các hệ động lực, lý thuyết ergodic, và vật lý toán."[33]
2015 John F. Nash Jr.     Hoa Kỳ Đại học Princeton "cho những đóng góp lớn và nền tảng liên quan đến lý thuyết phương trình đạo hàm riêng phi tuyến và ứng dụng của nó cho ngành giải tích hình học."[34]
Louis Nirenberg     Canada /   Hoa Kỳ Viện Courant
2016 Andrew Wiles     Anh Quốc Đại học Oxford[35][36] "cho chứng minh của ông về định lý lớn Fermat bằng cách chứng minh phỏng đoán môđunla cho các đường cong eliptic bán ổn định, mở ra một thời kỳ mới của lý thuyết số."[37]
2017 Yves Meyer     Pháp École normale supérieure Paris-Saclay "cho vai trò quan trọng của ông trong sự phát triển của lý thuyết toán học về wavelet."[38]
2018 Robert Langlands     Canada /   Hoa Kỳ[39] Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton "cho chương trình tầm nhìn của ông về mối liên hệ giữa lý thuyết biểu diễn và lý thuyết số.[40]
2019 Karen Uhlenbeck     Hoa Kỳ[41] Đại học Texas tại Austin "cho các thành tựu của bà trong lĩnh vực phương trình hình học vi phân riêng phần, lý thuyết chuẩn và các hệ khả tích, và cho những nghiên cứu có tác động cơ bản đến giải tích, hình học và vật lý toán."[42][43]
2020 Hillel Furstenberg     Israel /   Hoa Kỳ Đại học Hebrew của Jerusalem "cho tiên phong trong sử dụng các phương pháp từ lý thuyết động lựcxác suất vào trong các lý thuyết nhóm, lý thuyết sốlý thuyết tổ hợp."[44]
Grigory Margulis     Nga /   Hoa Kỳ Đại học Yale

Chú thích

sửa
  1. ^ “University of Oslo”. Oslo Opera House. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ “Main Page”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ “Statutter for Holbergprisen og Nils Klim-prisen”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ Dreifus, Claudia (ngày 29 tháng 3 năm 2005). “From Budapest to Los Alamos, a Life in Mathematics”. The New York Times.
  5. ^ Cipra, Barry A. (ngày 26 tháng 3 năm 2009). “Russian Mathematician Wins Abel Prize”. ScienceNOW. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2009.
  6. ^ “Geometer wins maths 'Nobel'. Nature. ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2012.
  7. ^ Piergiorgio Odifreddi; Arturo Sangalli (2006). The Mathematical Century: The 30 Greatest Problems of the Last 100 Years. Princeton University Press. tr. 6. ISBN 0-691-12805-7.
  8. ^ "French-Russian mathematician Gromov wins Abel prize," AFP, Mar 26, 2009”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2009.
  9. ^ “The Abel Prize is increased by 1.5 million NOK”. Norwegian Academy of Science and Letters. 12 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2019. Truy cập 2 tháng 2 năm 2020.
  10. ^ IREG Observatory on Academic Ranking and Excellence. IREG List of International Academic Awards (PDF). Brussels: IREG Observatory on Academic Ranking and Excellence. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  11. ^ “The History of the Abel Prize”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Abelprize.no. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018.
  12. ^ “The Abel Prize Laureate 2003”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  13. ^ “The Abel Prize Laureate 2004”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  14. ^ “Peter Lax | Simons Foundation”. Simons Foundation. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2015.
  15. ^ “The Abel Prize Laureate 2005”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  16. ^ “Swedish mathematician receives the Abel Prize”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  17. ^ “The Abel Prize Laureate 2006”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  18. ^ “Fields Institute – Thematic Program on Dynamic and Transport in Disordered Systems”. Fields Institute for Research in Mathematical Sciences. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  19. ^ “The Abel Prize Laureate 2007”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  20. ^ “The Abel Prize Laureate 2008”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  21. ^ “Abel Prize Ceremony 2008”. The Royal Norwegian Embassy in Seoul. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  22. ^ “Russian-French mathematician receives the Abel Prize”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  23. ^ “The Abel Committee's Citation 2009”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2016.
  24. ^ Foderaro, Lisa W. (ngày 31 tháng 5 năm 2009). “In N.Y.U.'s Tally of Abel Prizes for Mathematics, Gromov Makes Three”. The New York Times. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2012.
  25. ^ “The Abel Prize Laureate 2009”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2016.
  26. ^ “The Abel Prize Laureate 2010”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  27. ^ “Dimension-Cruncher: Exotic Spheres Earn Mathematician John Milnor an Abel Prize”. Scientific American. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  28. ^ “The Abel Prize Laureate 2011”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  29. ^ “Hungarian-American Endre Szemerédi named Abel Prize winner”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  30. ^ “The Abel Prize Laureate 2012”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  31. ^ “The Abel Prize Laureate 2013”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2013.
  32. ^ “The Abel Committee's Citation 2014”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2016.
  33. ^ “The Abel Prize Laureate 2014”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2014.
  34. ^ “The Abel Prize Laureates 2015”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2016.
  35. ^ “The Abel Committee's Citation 2016”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2016.
  36. ^ “Sir Andrew J. Wiles receives the Abel Prize” (Thông cáo báo chí). The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2016.
  37. ^ “The Abel Prize Laureate 2016”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.
  38. ^ “The Abel Prize Laureate 2017”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2017.
  39. ^ http://www.nasonline.org/member-directory/members/47401.html
  40. ^ “The Abel Prize Laureate 2018”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018.
  41. ^ http://www.nasonline.org, National Academy of Sciences -. “Karen Uhlenbeck”. www.nasonline.org.
  42. ^ “Karen Uhlenbeck first woman to win the Abel Prize”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2019.
  43. ^ Chang, Kenneth (ngày 19 tháng 3 năm 2019). “Karen Uhlenbeck Is First Woman to Receive Abel Prize in Mathematics - Dr. Uhlenbeck helped pioneer geometric analysis, developing techniques now commonly used by many mathematicians”. The New York Times. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2019.
  44. ^ “The Abel Prize Laureates 2020”. The Norwegian Academy of Science and Letters. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa