Gai dầu công nghiệp là một thứ của loài cây Cannabis sativa được trồng cụ thể cho mục đích công nghiệp. Gai dầu công nghiệp có thể được sử dụng để làm nên nhiều loại sản phẩm khác nhau.[1] Cùng với tre, gai dầu công nghiệp là một trong những loài cây phát triển nhanh nhất[2] trên Trái đất. Loài cây này cũng là một trong những loài cây đầu tiên được sử dụng để quay thành sợi từ 50.000 năm về trước.[3] Gai dầu công nghiệp có thể được gia công thành nhiều sản phẩm thương mại khác nhau như giấy, dây thừng, vải, quần áo, nhựa sinh học, sơn, vật liệu cách nhiệt, nhiên liệu sinh học, thức ăn và thức ăn gia súc.[4][5]

Một cánh đồng gai dầu công nghiệp tại Côtes-d'Armor, Bretagne, Pháp (nơi sản xuất gai dầu công nghiệp lớn nhất châu Âu

cần sa như một chất kích thích và gai dầu công nghiệp đều có nguồn gốc từ loài Cannabis sativa và chứa thành phần hướng thầntetrahydrocannabinol (THC), chúng là hai chủng khác nhau với những thành phần hoá chất thực vật và công dụng riêng biệt.[6] Gai dầu công nghiệp có nồng đồ THC thấp hơn và có thể có nồng độ cannabidiol (CBD) cao hơn, điều này làm giảm hay loại bỏ tác dụng hướng thần.[6] Tính hợp pháp của gai dầu công nghiệp khác nhau ở từng quốc gia. Một số chính quyền điều tiết nồng độ THC và chỉ cho phép những giống gai dầu công nghiệp với lượng THC cực thấp.[7][8]

Năm 2020, Liên Hợp Quốc đã thành công trong việc đề xuất loại bỏ gai dầu công nghiệp, và cần sa nói chung, khỏi những chất cấm thuộc Mục IV. Nhưng loại bỏ hoàn toàn những sản phẩm từ gai dầu công nghiệp có chứa chủ yếu là CBD và không nhiều hơn 0,2% THC khỏi Mục I đã phần lớn bị bỏ phiếu chống, có nghĩa là gai dầu công nghiệp và tinh dầu của nó sẽ vẫn phải chịu một số sự mơ hồ về mặt pháp lý dưới những công ước hiện hành của Liên Hợp Quốc.[9]

Sử dụng

sửa
 
Hạt gai dầu công nghiệp

Gai dầu công nghiệp được sử dụng để chế tạo thành nhiều sản phẩm công nghiệp và thương mại khác nhau, như dây thừng, vải, quần áo, giày, thức ăn, giấy, nhựa sinh học, vật liệu cách nhiệ và nhiên liệu sinh học.[4] Sợi mạch rây có thể được dùng để làm vải từ 100% gai dầu công nghiệp, nhưng thường thì sẽ được kết hợp với những loại sợi khác như lanh, cotton hoặc lụa, cũng như polyester mới và đã qua tái chế, để làm vài dệt dùng cho quần áo hay đồ nội thất. Hai lớp sợi phía trong của cây thường xơ cứng hơn và thường được dùng cho mục đích công nghiệp như làm lớp phủ, chất nền và ổ chăn nuôi. Khi được oxy hoá (thường được gọi sai lệch là "phơi khô"), dầu gai dầu từ hạt gai dầu công nghiệp đông đặc lại và có thể được sử dụng để sản xuất sơn gốc dầu, trong kem dưỡng ẩm, dùng trong nấu ăn và sản xuất nhựa. Hạt gai dầu công nghiệp cũng được sử dụng để làm thức ăn cho chim.[10] Một cuộc khảo sát năm 2003 cho thấy rằng hơn 95% lượng dầu gai dầu công nghiệp ở Liên minh Châu Âu được dùng trong thức ăn động vật và thức ăn chim.[11]

Thực phẩm

sửa
 
Một bức ảnh macro của hạt gai dầu công nghiệp
Hạt gai dầu, bỏ vỏ
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng2.451 kJ (586 kcal)
4.67 g
Đường 1.50 g
0.07 g
Chất xơ4.0 g (khoảng 20 g cả vỏ)
48.75 g
Chất béo bão hòa4.600 g
Chất béo chuyển hóa0 g
Chất béo không bão hòa đơn5.400 g
Chất béo không bão hòa đa38.100 g
9.301 g
28.698 g
31.56 g
Tryptophan0.369 g
Threonine1.269 g
Isoleucine1.286 g
Leucine2.163 g
Lysine1.276 g
Methionine0.933 g
Cystine0.672 g
Phenylalanine1.447 g
Tyrosine1.263 g
Valine1.777 g
Arginine4.550 g
Histidine0.969 g
Alanine1.528 g
Acid aspartic3.662 g
Acid glutamic6.269 g
Glycine1.611 g
Proline1.597 g
Serine1.713 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
0%
1 μg
0%
7 μg
Vitamin A11 IU
Thiamine (B1)
106%
1.275 mg
Riboflavin (B2)
22%
0.285 mg
Niacin (B3)
58%
9.200 mg
Vitamin B6
35%
0.600 mg
Folate (B9)
28%
110 μg
Vitamin B12
0%
0 μg
Vitamin C
1%
0.5 mg
Vitamin E
5%
0.80 mg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
5%
70 mg
Đồng
178%
1.600 mg
Sắt
44%
7.95 mg
Magiê
167%
700 mg
Mangan
330%
7.600 mg
Phốt pho
132%
1650 mg
Kali
40%
1200 mg
Natri
0%
5 mg
Kẽm
90%
9.90 mg
Thành phần khácLượng
Nước4.96 g
Cholesterol0 mg
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[12] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[13]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “USDA releases hemp production requirements”. C&EN Global Enterprise. 97 (43): 17–17. ngày 4 tháng 11 năm 2019. doi:10.1021/cen-09743-polcon4. ISSN 2474-7408.
  2. ^ Robert Deitch (2003). Hemp: American History Revisited: The Plant with a Divided History. Algora Publishing. tr. 219. ISBN 978-0-87586-226-2.
  3. ^ Tourangeau, Wesley (2015), “Re-defining Environmental Harms: Green Criminology and the State of Canada's Hemp Industry”, Canadian Journal of Criminology & Criminal Justice, 57 (4): 528–554, doi:10.3138/cjccj.2014.E11, S2CID 143126182
  4. ^ a b Keller, NM (2013), “The Legalization of Industrial Hemp and What it Could Mean for Indiana's Biofuel Industry” (PDF), Indiana International & Comparative Law Review, 23 (3): 555, doi:10.18060/17887
  5. ^ Johnson, Renée (ngày 22 tháng 3 năm 2019). Defining Hemp: A Fact Sheet (PDF). Washington, DC: Congressional Research Service. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2019.
  6. ^ a b Swanson 2015, tr. 602.
  7. ^ Talbot, Geoff (2015). Specialty Oils and Fats in Food and Nutrition: Properties, Processing and Applications. Elsevier Science. tr. 39. ISBN 978-1-78242-397-3.
  8. ^ Crime, United Nations Office on Drugs and (2009). Recommended Methods for the Identification and Analysis of Cannabis and Cannabis Products: Manual for Use by National Drug Testing Laboratories. United Nations Publications. tr. 12. ISBN 978-92-1-148242-3.[liên kết hỏng]
  9. ^ Conor O’Brien (December 2nd, 2020). THE UN VOTES TO RECOGNISE THE POTENTIAL MEDICAL VALUE OF CANNABIS. Prohibition Partners. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
  10. ^ “Erowid Cannabis Vault: Culture #2”. erowid.org. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.[cần nguồn tốt hơn]
  11. ^ “Michael Karus: European Hemp Industry 2002 Cultivation, Processing and Product Lines. Journal of Industrial Hemp Volume 9 Issue 2 2004, Taylor & Francis, London”. Informaworld.com. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)[cần nguồn tốt hơn]
  12. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  13. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)