Creative Commons (viết tắt CC) (Tài sản sáng tạo công cộng) là một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc mở rộng số lượng tác phẩm có tính sáng tạo mà người khác có thể tạo lại hoặc chia sẻ.[3] Tổ chức đã ban hành một số giấy phép bản quyền được biết với tên gọi Giấy phép Creative Commons. Những giấy phép này, tùy thuộc vào từng loại, chỉ giữ lại một số quyền nào đó (hoặc được giữ lại một số quyền)đối với tác phẩm. Chủ sở hữu nội dung vẫn duy trì bản quyền của họ, nhưng giấy phép Creative Commons cung cấp các bản phát hành tiêu chuẩn thay thế các cuộc đàm phán cá nhân về các quyền cụ thể giữa chủ sở hữu bản quyền (người cấp phép) và người được cấp phép, cần quản lý bản quyền "bảo lưu mọi quyền".

Creative Commons
Thành lập15 tháng 1 năm 2001; 23 năm trước (2001-01-15)[1]
Sáng lậpLawrence Lessig
Loại501(c)(3)
04-3585301
Tiêu điểmMở rộng thông tin bản quyền "hợp lý" và linh hoạt
Vị trí
Phương phápGiấy phép Creative Commons
Nhân vật chủ chốt
Catherine Stihler (CEO)
Doanh thu (2018)
Tăng $2 triệu[2]
Trang webcreativecommons.org Sửa dữ liệu tại Wikidata

Lawrence Lessig, Hal Abelson, và Eric Eldred[4] thành lập tổ chức vào năm 2001 với sự hỗ trợ của Center for the Public Domain. Bài đầu tiên là do Hal Plotkin viết trong một ấn phẩm quan tâm chung về Creative Commons, xuất bản tháng 2 năm 2002.[5] Bộ giấy phép bản quyền đầu tiên phát hành tháng 12 năm 2002.[6] Nhóm quản lý sáng lập là Molly Shaffer Van Houweling, Glenn Otis Brown, Neeru Paharia và Ben Adida đã phát triển giấy phép và xây dựng cơ sở hạ tầng của Creative Commons như ngày nay.[7]

Năm 2002, Dự án Nội dung Mở, một dự án tiền thân năm 1998 của David A. Wiley, đã công bố Creative Commons là dự án kế thừa và Wiley tham gia với tư cách giám đốc CC.[8][9] Aaron Swartz cũng đóng một vai trò chủ chốt trong giai đoạn đầu của Creative Commons,[10] tương tự như Matthew Haughey.[11]

Tính đến năm 2019, đã có "gần 2 tỷ" tác phẩm được cấp phép theo các giấy phép Creative Commons khác nhau.[12] Wikipedia sử dụng một trong những giấy phép này.[13]

Tính đến tháng 5 năm 2018, chỉ riêng Flickr đã lưu trữ hơn 415 triệu bức ảnh do Creative Commons cấp phép.[14][15] Unsplash đã sử dụng giấy phép CC0 trước năm 2017[16] và Pixabay đã sử dụng giấy phép tương tự từ trước năm 2019.[17] Các trang web/dịch vụ phổ biến khác sử dụng Creative Commons bao gồm Stack Exchange, mozilla.org, Internet Archive, Khan Academy, LibreTexts, MIT OpenCourseWare, WikiHow GeoGebra, Doubtnut, OpenStaxArduino.

Mục tiêu

sửa
 
Biểu trưng Không bảo lưu quyền lợi (No Rights reserved)

Những giấy phép Creative Commons cho phép người giữ bản quyền trao cho cộng đồng tất cả hoặc một phần quyền lợi của họ trong khi vẫn giữ lại cho mình một số quyền thông qua các mô hình ghi giấy phép và thỏa thuận khác nhau trong đó có dâng tặng vào phạm vi công cộng hoặc điều khoản giấy phép nội dung mở. Mục đích là để tránh những vấn đề mà luật bản quyền hiện tại tạo khi chia sẻ thông tin.

Dự án cung cấp một vài giấy phép tự do mà người sở hữu bản quyền có thể sử dụng khi phát hành tác phẩm của họ trên mạng. Nó cũng cung cấp siêu dữ liệu RDF/XML để mô tả giấy phép và tác phẩm, giúp cho việc tự động xử lý và tìm kiếm các tác phẩm có ghi giấy phép được dễ dàng hơn. Creative Commons cũng cung cấp giao ước "Bản quyền của Người sáng lập"[18], dùng để tái sáng tạo những tác động của Bản quyền Hoa Kỳ gốc do những người sáng lập Hiến pháp Hoa Kỳ sáng tạo ra.

Tất cả những nỗ lực này, và các nỗ lực khác nữa, nhằm chống lại tác động của những điều mà Creative Commons cho rằng đó là văn hóa cấp phép đang dần khó khăn hơn và đang lấn át. Theo như lời của Lawrence Lessig, người sáng lập ra Creative Commons và nguyên Chủ tịch Hội đồng, nó là "một thứ văn hóa mà ở đó những người sáng tạo chỉ có thể tạo ra thứ gì đó với sự cho phép từ đấng tối cao, hoặc từ người sáng tạo ra nó trước đây".[19] Lessig bảo vệ quan điểm của mình rằng văn hóa hiện đại bị những người phân phát nội dung truyền thống lấn át để duy trì và tăng cường sự độc quyền của họ đối với những sản phẩm văn hóa như âm nhạc đại chúng hoặc điện ảnh đại chúng, và rằng Creative Commons có thể cung cấp những thay thế khác cho những hạn chế này[20][21].

Lịch sử

sửa
Tập tin:GoldenNica CreativeCommons.jpg
Giải Nica Vàng dành cho Creative Commons

Trước khi Giấy phép Creative Commons xuất hiện đã có Giấy phép Xuất bản MởGiấy phép Văn bản tự do GNU (GFDL). GFDL chủ yếu tập trung vào giấy phép cấp cho các văn bản mô tả phần mềm, nhưng nó cũng được sử dụng bởi những dự án không liên quan đến phần mềm như Wikipedia. Giấy phép Xuất bản Mở hiện hầu như không còn tồn tại, và người sáng tạo ra nó đã khuyên các dự án mới không nên sử dụng nó nữa. Cả hai giấy phép này đều chứa những phần tùy chọn, mà theo ý kiến của những nhà phê bình, khiến cho nó ít "tự do" hơn. Giấy phép GFDL khác với CC ở chỗ nó yêu cầu tác phẩm ghi giấy phép phải được phân phối ở dạng "trong suốt", có nghĩa là không được có yếu tố sở hữu và/hoặc yếu tố bí mật.

Creative Commons chính thức thành lập năm 2001 tại San Francisco. Lawrence Lessig, sáng lập viên và cựu chủ tịch, đã khởi đầu tổ chức như một cách phụ trợ để đạt được mục tiêu trong vụ kiện Tòa án Tối cao, Eldred kiện Ashcroft. Loạt giấy phép Creative Commons đầu tiên được xuất bản vào ngày 16 tháng 12 năm 2002[22]. Chính bản thân dự án đã được vinh danh vào năm 2004 với Giải thưởng Nica Vàng tại Prix Ars Electronica, với thể loại "Tầm nhìn Mạng".

Creative Commons lần đầu tiên được đưa ra toàn án vào đầu năm 2006, khi người quay phim ngắn Adam Curry kiện một tờ báo Hà Lan đã xuất bản hình của ông đăng trên trang Flickr mà chưa xin phép. Bức hình được ghi giấy phép Creative Commons NonCommercial (phi thương mại). Tuy lời phán quyết có lợi cho Curry, tờ báo vẫn tránh được việc phải trả tiền bồi thường cho ông ta miễn là họ không lặp lại sự vi phạm. Một phân tích về phán quyết nói rằng, "Quyết định của Tòa án Hà Lan đặc biệt đáng chú ý vì nó khẳng định rằng những điều kiện của giấy phép Creative Commons tự động được áp dụng do những nội dung ghi giấy phép của nó, và gắn điều này với người sử dụng nội dung đó thậm chí không cần sự đồng ý, hoặc để ý đến nó, hoặc những điều kiện mà giấy phép đặt ra"[23]

Vào ngày 15 tháng 12 năm 2006, Giáo sư Lessig nghỉ chức chủ tịch và chỉ định Joi Ito làm chủ tịch mới, trong một buổi lễ diễn ra ở Second Life.

Địa phương hóa

sửa

Giấy phép Creatvie Commons gốc không địa phương hóa được viết theo định hướng của hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, do đó lời lẽ có thể không tương thích với những quy định khác nhau theo từng nước và khiến cho giấy phép không thể thi hành được theo những luật pháp khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, Creative Commons Quốc tế bắt đầu cho ra những giấy phép khác nhau để phù hợp với luật pháp từng nước và luật riêng tư. Đến tháng 1 năm 2007, đã có 34 giấy phép cụ thể theo từng luật, với chín loại luật khác đang trong quá trình soạn thảo, và ngày càng nhiều nước tham gia vào dự án.

Công cụ để tìm các nội dung giấy phép CC

sửa

Âm thanh và âm nhạc

sửa
  • Cộng đồng Electrobel - Hơn 10.000 bài hát điện tử được phát hành dưới giấy phép CC.
  • iRATE radio
  • Adrenalinic Sound - Italy
  • Gnomoradio
  • Starfrosch Blog Cộng đồng MP3 với Phần Creative Commons khổng lồ
  • BeatPick Trang nhạc ghi giấy phép CC
  • Jamendo - Kho album nhạc có giấy phép Creative Commons
  • CC:Mixter - Trang cộng đồng Creative Commons Remix.
  • Date a Conocer - Một kho nhạc của Tây Ban Nha phát hành dưới các giấy phép Creative Commons[24]

Hình ảnh

sửa
  • Everystockphoto.com - Bộ tìm kiếm và đánh dấu thành viên cho các hình Creative Commons [2]
  • Open Clip Art Library

Chỉ trích

sửa

Trong năm đầu tiên của tổ chức, Creative Commons đã trải qua một giai đoạn "tuần trăng mật" với rất ít lời chỉ trích. Tuy nhiên gần đây, những lời chỉ trích tập trung vào những bước đi của Creative Commons và làm thế nào nó có thể tồn tại với những giá trị và mục tiêu của mình. Các phê bình có thể chia làm hai loại than phiền về việc thiếu:

  • Đạo đức - Những người thuộc nhóm này chỉ trích Creative Commons thất bại trong việc đặt ra tiêu chuẩn tối thiểu cho các giấy phép, hoặc vì các giấy phép không dựa trên tinh thần đạo đức. Những nhóm người này tranh cãi rằng Creative Commons nên định nghĩa, và đáng ra phải định nghĩa rồi, một tập các quyền tự do và quyền lợi căn bản mà tất cả các giấy phép CC đều phải gán. Những điều khoản này có thể là hoặc không có cùng sự tự do căn bản như là trung tâm của phong trào phần mềm miễn phí[25][26]. Cụ thể hơn, Richard Stallman đã phê phán những giấy phép mới không cho phép quyền tự do sao chép tác phẩm để phục vụ cho mục đích phi thương mại, và đã nói rằng ông sẽ không ủng hộ tổ chức Creative Commons nữa, vì giấy phép đã từ chối cung cấp điều kiện này như quyền tự do chung căn bản[27]. Tuy nhiên, hiện nay Creative Commons đã bỏ những giấy phép đó, và tất cả những giấy phép hiện nay của họ đều cho phép quyền tự do tối thiểu này[28].
  • Chính trị - Với mục tiêu là phân tích một cách sâu sắc sự thành lập của phong trào Creative Commons và đưa ra những bài phê bình cao độ (như Berry & Moss 2005 Lưu trữ 2008-12-05 tại Wayback Machine, Geert Lovink, phong trào Văn hóa Tự do). Một trong những quan tâm đáng chú ý trong kiểu phê bình này là về vai trò mà Creative Commons đáng đóng như một bộ lọc đoàn thể vô ý thức. Như đã nói trong Martin Hardie và "Sự thờ bái Creative License" Lưu trữ 2007-09-12 tại Wayback Machine, "Khi một người kiểm tra kỹ lưỡng về loại 'quyền tự do' chính xác nào là cao nhất để đi với những giấy phép này, họ có thể nhanh chóng khám phá ra rằng họ chủ yếu thiết lập những công cụ để làm lợi cho những hội viên mới của công ty".
  • Cách nghĩ thông thường - Những người này thường rơi vào loại "nó không cần thiết" hoặc "nó vứt bỏ quyền lợi của người dùng" (xem Toth 2005 hoặc Dvorak 2005).
  • Chuyên gia bản quyền - Những người này thường được lãnh đạo bởi ngành công nghiệp nội dung và tranh cãi rằng Creative Commons không hiệu quả, hoặc nó đang xem nhẹ vấn đề bản quyền (Nimmer 2005).

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “CreativeCommons.org WHOIS, DNS, & Domain Info – DomainTools”. WHOIS. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2019.
  2. ^ “CREATIVE COMMONS CORPORATION - Full text of "Full Filing" for fiscal year ending Dec. 2018”. Nonprofit Explorer. ProPublica. ngày 9 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ “Frequently Asked Questions”. Creative Commons. ngày 4 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2011.
  4. ^ “Creative Commons: History”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2011.
  5. ^ Plotkin, Hal (ngày 11 tháng 2 năm 2002). “All Hail Creative Commons / Stanford professor and author Lawrence Lessig plans a legal insurrection”. SFGate. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2011.
  6. ^ “History of Creative Commons”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009.
  7. ^ Haughey, Matt (ngày 18 tháng 9 năm 2002). “Creative Commons Announces New Management Team”. Creative Commons. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2013.
  8. ^ Wiley, David A. (ngày 30 tháng 6 năm 2003). “OpenContent is officially closed. And that's just fine”. opencontent.org. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2003. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2016. I'm closing OpenContent because I think Creative Commons is doing a better job of providing licensing options which will stand up in court
  9. ^ matt (ngày 23 tháng 6 năm 2003). “Creative Commons Welcomes David Wiley as Educational Use License Project Lead”. creativecommons.org.
  10. ^ Lessig, Lawrence (ngày 12 tháng 1 năm 2013). “Remembering Aaron Swartz”. Creative Commons. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2013.
  11. ^ “Matt Haughey” (bằng tiếng Anh). Creative Commons. ngày 4 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.
  12. ^ “Creative Commons Annual Report 2019” (PDF) (bằng tiếng Anh). Creative Commons. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2021.
  13. ^ “Wikimedia Foundation Terms of Use”. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  14. ^ “State of the Commons 2017”. State of the Commons 2017 (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2019.
  15. ^ “Flickr: Creative Commons”. Flickr (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2018.
  16. ^ “Community update: Unsplash branded license and ToS changes”. Creative Commons (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2022.
  17. ^ “Pixabay license change – No longer a CC0 license - 24zero”. 24zero (bằng tiếng Anh). ngày 7 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2022.
  18. ^ “Founder's Copyright”. Creative Commons. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2006.
  19. ^ Lessig, Lawrence (2004). Free Culture (PDF). New York: Penguin Press. tr. 8. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2007.
  20. ^ Ermert, Monika (2004). “Germany debuts Creative Commons”. Register.
  21. ^ Lessig, Lawrence (2006). “Lawrence Lessig on Creative Commons and the Remix Culture”. Talking with Talis. Bản gốc (mp3) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2006.
  22. ^ “Creative Commons Unveils Machine-Readable Copyright Licenses”. Creative Commons. ngày 16 tháng 12 năm 2002. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2007.
  23. ^ “Creative Commons License Upheld by Dutch Court”. Groklaw. ngày 16 tháng 3 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2006.
  24. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2007.
  25. ^ Benjamin Mako Hill, Towards a Standard of Freedom: Creative Commons and the Free Software Movement
  26. ^ the writings of Richard Stallman[1]
  27. ^ Free Software Foundation blog
  28. ^ “Retiring standalone DevNations and one Sampling license”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2015. Truy cập 28 tháng 2 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa

Bài báo

sửa