Hoàng Kim Hoa (sinh năm 1946 ở Châu Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), thường được biết đến với nghệ danh Carol Kim là một nữ ca sĩ nổi danh tại Sài Gòn từ trước năm 1975. Bà được khán giả yêu thích qua một số ca khúc "Cái trâm em cài", "Không", "Xa lộ không đèn", "Sài Gòn".

Carol Kim
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Hoàng Kim Hoa
Ngày sinh
1946 (77–78 tuổi)
Nơi sinh
Châu Phú, Tân Châu, An Giang
Nơi cư trúCalifornia
Nghề nghiệpCa sĩ
Sự nghiệp âm nhạc
Nghệ danhHoàng Hoa
Carol
Carol Kim
Năm hoạt động1967–nay
Dòng nhạc
Nhạc cụGiọng hát
Hãng đĩaThúy Nga
Ca khúc

Tiểu sử và sự nghiệp

sửa
"Hồi nhỏ đi hát lấy tên là Hoàng Hoa. Tự nhiên có một lúc nổi lên từ bài "Oh, Carol". Ban đầu tính để chữ Carol thôi, tại vì nghe Carol thì tưởng chị ngoại quốc 100% nên mới ghép tên giữa của chị là Kim. Thành ra mới là Carol Kim".

– Carol Kim chia sẻ về nghệ danh của mình.

Carol Kim sinh ra trong gia đình có 11 người con, bà là con thứ 7. Cha của bà là người Cần Thơ, mẹ người Mã Lai sinh sống ở Việt Nam đã nhiều năm.[1] Từ khi còn học tiểu học, Carol Kim đã thể hiện năng khiếu nghệ thuật và rất thích ca hát. Tuy nhiên ước muốn làm ca sĩ ban đầu bị cha cô phản đối vì cho rằng không thích hợp với một gia đình theo đạo Hồi giáo. Chính sự nỗ lực hết mình, bà đã thuyết phục được gia đình để theo đuổi thành công sự nghiệp ca hát.

Năm 1965, Carol Kim đoạt giải nhất trong một cuộc thi tuyển lựa ca sĩ do phòng thông tin Ban Mê Thuột tổ chức với ca khúc Bước chân chiều chủ nhật của nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng.[2]

Năm 1967, trong một lần đến Sài Gòn thăm người thân ở vũ trường, bà đã chinh phục khán giả qua nhạc phẩm "Moon River", tiếng hát Carol Kim đã được nhạc sĩ Lê Văn Thiện để mắt đến. Ông giới thiệu cô với nam ca sĩ tiếng tăm thời đó là Pat Lâm để đưa cô đi hát và khán giả Việt Nam biết đến cô nhiều hơn.[3] Trong khoảng thời gian này bà chủ yếu hát nhạc nước ngoài cho quân nhân Mỹ nghe qua một số nhạc phẩm What’d I Say, Chains Of Fools, My Prayer, Oh Carol.

Một thời gian sau, Carol biểu diễn ở phòng trà và ký độc quyền với phòng trà Tự Do. Theo quy định của chính quyền lúc bấy giờ là phải có nghệ danh tiếng Việt nên bà ghép thêm tên đệm của mình để thành nghệ danh Carol Kim, rồi từ đó bà cũng bắt đầu chuyển sang hát nhạc Việt và được yêu thích với các bài Cái trâm em cài,[4] Sầu đông, Vết thương cuối cùng, Tình phụ, Không cùng những bài nhạc Trịnh Công SơnHãy khóc đi em, Biển nhớ, Như cánh vạc bay.[5]

Năm 1975, Carol Kim rời Việt Nam sang nước ngoài định cư, bà có 2 người con, người con trai đã lập gia đình, người con gái theo nghiệp ca hát và sống ở Los Angeles.[6] Năm 2007 và 2009, bà về Việt Nam biểu diễn sau nhiều năm định cư ở Hoa Kỳ.[7][8]

Trình diễn trên sân khấu

sửa

Trung tâm Thúy Nga

sửa
STT Tiết mục Thể hiện Chương trình Năm
1 Phút Say Đắm Solo Paris By Night 6 1988
2 Oh Carol Solo Paris By Night 7 1989
3 Hài kịch: Đám Cưới Đầu Xuân (Nguyễn Ngọc Ngạn) Chí Tài, Bé Tí, Hoài Tâm, Tom Treutler Paris By Night 101 2011
4 Kim (Y Vũ) Connie Kim Thúy Nga Music Box #27 2021
5 Điệu Ru Nước Mắt (Anh Sơn, Vũ Lai) solo Thúy Nga Music Box #27 2021
6 Mưa Bong Bóng (Lý Dũng Liêm, Nhật Kiên Hà) solo Thúy Nga Music Box #27 2021
7 Tôi Đưa Em Sang Sông (Nhật Ngân, Y Vũ) solo Thúy Nga Music Box #27 2021
8 Có Nhớ Đêm Nào (Khánh Băng) Connie Kim Thúy Nga Music Box #27 2021
9 Cái Trâm Em Cài (Hoàng Thi Thơ) solo Con Thương Nhớ Mẹ 2022

Tham khảo

sửa
  1. ^ Thùy Trang (27 tháng 8 năm 2021). “Quá khứ chưa từng tiết lộ của ca sĩ Carol Kim”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2022. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Lạc Xuân (27 tháng 8 năm 2021). “Thúy Nga thừa nhận áp lực mỗi khi đi diễn với ca sĩ hải ngoại Carol Kim”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Vũ Liên (27 tháng 8 năm 2021). 'Gõ cửa thăm nhà': Chuyện đời tư chưa từng được tiết lộ của ca sĩ Carol Kim”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2021. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ “Bốn sao Việt được ví như ca sĩ da màu”. ZingNews. 22 tháng 8 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2022. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ Đông Kha (25 tháng 3 năm 2021). “Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Carol Kim”. Nhạc Xưa Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2021. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ Đan Quỳnh (31 tháng 8 năm 2021). “Ca sĩ Carol Kim chia sẻ về bí quyết giữ lửa nghệ thuật”. Báo điện tử HTV. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2022. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ PV (29 tháng 11 năm 2007). “Carol Kim: "Có con ngoan là niềm hạnh phúc lớn nhất". An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2022. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  8. ^ Thúy Vy (9 tháng 10 năm 2009). “Carol Kim về Việt Nam biểu diễn”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2022. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.