Caesi oxide
Caesi Oxide mô tả một nhóm hợp chất vô cơ bao gồm hai nguyên tố là caesi và oxy. Các loại Oxide của caesi được biết đến là: Cs11O3, Cs4O, Cs7O, và Cs2O.[3] Cả Oxide và các superOxide đều có màu sáng. Hợp chất Cs2O có cấu tạo tinh thể lục giác màu vàng cam.[1][2]
Caesi Oxide[1][2] | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Caesium oxide |
Tên khác | Cesium oxide (US) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Cs2O |
Khối lượng mol | 281,8094 g/mol |
Bề ngoài | chất rắn màu vàng cam |
Khối lượng riêng | 4,65 g/cm³, chất rắn |
Điểm nóng chảy | 490 °C (763 K; 914 °F) (dưới N2) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | Phản ứng dữ dội (phát nổ) để hình thành CsOH |
MagSus | 1534,0·10-6 cm³/mol |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Ứng dụng
sửaCaesi Oxide được sử dụng trong các catot quang điện để phát hiện các tín hiệu hồng ngoại trong các thiết bị như bộ tăng cường hình ảnh, diode quang điện chân không, các tín hiệu quang và các ống TV.[4] L.R. Koller mô tả bề mặt quang phổ đầu tiên trong năm 1929–1930 như là một lớp của caesi trên một lớp caesi Oxide, cùng trên một lớp bạc.[5] Nó là một nguồn bức xạ điện tử tốt; tuy nhiên, áp suất hơi cao giới hạn ứng dụng của nó.[6]
Phản ứng
sửaNguyên tố magie tác dụng với caesi Oxide, làm mất đi oxy của hợp chất này, tạo thành sản phẩm là nguyên tố caesi và magie Oxide như một sản phẩm phụ:[7][8]
- Cs2O Mg → 2Cs MgO
Cs2O hút ẩm, tạo thành caesi hydroxide CsOH khi tiếp xúc với nước.
Tham khảo
sửa- ^ a b Lide, David R. biên tập (2006). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 87). Boca Raton, FL: CRC Press. tr. 451, 514. ISBN 0-8493-0487-3..
- ^ a b Greenwood, Norman N.; Earnshaw, Alan (1984). Chemistry of the Elements. Oxford: Pergamon Press. tr. 97–100. ISBN 978-0-08-022057-4..
- ^ Simon, A. (1997), “Group 1 and 2 Suboxides and Subnitrides — Metals with Atomic Size Holes and Tunnels”, Coord. Chem. Rev., 163: 253–270, doi:10.1016/S0010-8545(97)00013-1.
- ^ Capper, Peter; Elliott, C. T. (2000), Infrared Detectors and Emitters, Springer, tr. 14, ISBN 978-0-7923-7206-6
- ^ Busch, Kenneth W.; Busch, Marianna A. (1990), Multielement Detection Systems for Spectrochemical Analysis, Wiley-Interscience, tr. 12, ISBN 978-0-471-81974-5
- ^ Boolchand, Punit biên tập (2000), Insulating and Semiconducting Glasses, World Scientific, tr. 855, ISBN 978-981-02-3673-1
- ^ Turner, Jr., Francis M. biên tập (1920), The Condensed Chemical Dictionary, New York: Chemical Catalog Co., tr. 121
- ^ Arora, M.G. (1997), S-Block Elements, New Delhi: Anmol Publications, tr. 13, ISBN 978-81-7488-562-3