Cổng thông tin:Lịch sử Đế quốc Trung Hoa


Lịch sử Đế quốc Trung Hoa

Đế quốc Trung Hoa kéo dài từ đầu của nhà Tần năm 221 TCN đến cuối triều nhà Thanh và sự hình thành của Trung Hoa Dân quốc vào năm 1912.

Bài viết chọn lọc

Nhà Minh, quốc hiệu chính thức là Đại Minh, là triều đại cai trị Trung Quốc từ năm 1368 đến năm 1644 sau sự sụp đổ của triều đại nhà Nguyên do người Mông Cổ lãnh đạo. Nhà Minh là hoàng triều Trung Quốc cuối cùng của người Hán. Mặc dù kinh đô chính Bắc Kinh đã thất thủ vào năm 1644, trước cuộc nổi dậy do Lý Tự Thành cầm đầu (người thành lập nhà Đại Thuận sớm bị thay thế bởi nhà Thanh của người Mãn Châu), nhiều quốc gia tàn dư được cai trị bởi những thành viên còn lại của hoàng tộc nhà Minh–gọi chung là Nam Minh–vẫn tồn tại đến năm 1662.

Minh Thái Tổ nỗ lực xây dựng một xã hội gồm các cộng đồng nông thôn tự túc được sắp xếp theo một hệ thống cứng rắn, bất dịch, nhằm đảm bảo và hỗ trợ một lớp binh lính dài hạn cho triều đại của mình; quân đội thường trực của đế quốc có quân số hơn một triệu người và các ụ tàu hải quân ở Nam Kinh là lớn nhất thế giới đương thời. Minh Thái Tổ cũng rất cẩn thận trong việc tiêu trừ quyền lực của tầng lớp hoạn quan và các đại thần ngoại tộc, phân phong lãnh thổ cho nhiều người con trai trên khắp Trung Quốc rồi cố gắng răn dạy các vương gia này thông qua Hoàng Minh Tổ huấn, một bộ chỉ thị rường cột được ban hành từ trước. Hoạch định của Minh Thái Tổ sớm đổ bể khi hoàng đế thiếu niên kế vị ông, Minh Huệ Tông, cố gắng hạn chế quyền lực trong tay những người chú của mình, thúc đẩy chiến dịch Tĩnh Nan, một cuộc nổi dậy đưa Minh Thành Tổ lên ngai vàng vào năm 1402. Minh Thành Tổ chọn Yên Kinh làm kinh đô mới, đổi tên nơi này thành Bắc Kinh, cho xây dựng Tử Cấm thành, khôi phục Đại Vận Hà và đưa các kỳ khoa cử trở lại vị trí số một trong công tác tuyển dụng quan lại. Ông tưởng thưởng cho các hoạn quan phò tá mình, dùng họ như một đối trọng chống lại các sĩ đại phu Nho giáo. Hoạn quan Trịnh Hòa là người dẫn đầu bảy chuyến hải trình lớn thăm dò Ấn Độ Dương, đến tận Ả Rập và các bờ biển phía đông châu Phi.


Nhân vật chọn lọc

Hoàng đế Khang Hi (tiếng Mông Cổ: Enkh Amgalan Khan) (4 tháng 5 năm 165413 tháng 11 năm 1722), tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (爱新觉罗玄燁), là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Thanh người Mãn Châu và là vua Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1662 đến năm 1722.

Là con thứ ba của Thuận Trị, ông lên ngôi khi mới 8 tuổi, nên được nhiếp chính bởi bà nội ông là Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang và tứ mệnh đại thần. Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của Đại Thanh, sau một loạt binh lửa can qua. Dưới quyền của ông, Đế quốc Thanh kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga và bảo hộ Mông CổTriều Tiên.

Ông có miếu hiệuThanh Thánh Tổ (朝聖祖), niên hiệuKhang Hi (康熙). Tiểu sử của ông được ghi tại Thanh sử cảo, quyển 4 “Thánh Tổ bản kỷ” và Thanh thông giám, quyển 41-45 “Thánh Tổ Khang Hi”. Còn thụy hiệu đầy đủ của ông là Hợp Thiên Hoằng Vận Văn Vũ Duệ Triết Cung Kiệm Khoan Du Hiếu Kính Thành Tín Trung Hòa Công Đức Đại Thành Nhân hoàng đế (合天弘運文武睿哲恭儉寬裕孝敬誠信中和功德大成仁皇帝).


Hình ảnh chọn lọc


Quân Thanh tấn công người Hồi giáoTân Cương Thế kỷ XVIII


Bạn có biết?

Danh mục