Binh đoàn Bắc Virginia là đội quân chủ lực của Liên minh miền Nam tại Mặt trận phía Đông thời Nội chiến Hoa Kỳ. Binh đoàn này thường đối đầu với Binh đoàn Potomac của Liên bang miền Bắc. Binh đoàn Bắc Virginia nổi tiếng chiến đấu anh dũng và táo bạo, có khả năng đánh bại lực lượng đông hơn gấp bội như trong trận Antietam và Chancellorsville [1][2].

Binh đoàn Bắc Virginia
Cờ hiệu Binh đoàn giai đoạn tướng Robert E. Lee chỉ huy
Hoạt động1861-1865
Quốc giaLiên minh miền Nam
Quân chủngQuân đội Liên minh miền Nam
Chức năngBinh đoàn chính yếu Mặt trận miền Đông
Bộ chỉ huyRichmond, Virginia
Tham chiếnNội chiến Hoa Kỳ
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
P.G.T. Beauregard
Joseph E. Johnston
Gustavus Woodson Smith
Robert E. Lee

Thành lập

sửa
 
Cờ trận quân Liên hiệp miền Nam

Ngày 20 tháng 6 năm 1861, quân đội miền Nam vùng bắc Virginia được chấn chỉnh lại và đặt tên là Binh đoàn Potomac (trùng tên với một binh đoàn của phe Liên bang miền Bắc).Ngày 20 - 21 tháng 7, Binh đoàn Shenandoah và các đơn vị thuộc vùng Harpers Ferry được sáp nhập vào Binh đoàn Potomac. Ngày 14 tháng 3, sáp nhập thêm Binh đoàn Tây Bắc và đổi tên thành Binh đoàn Bắc Virginia. Ngày 12 tháng 4 1862, sáp nhập thêm Binh đoàn Peninsula vào Binh đoàn Bắc Virginia.[3]

Ngoài các lực lượng vùng Virginia, Binh đoàn Bắc Virginia còn có các đơn vị rải rác khắp lãnh thổ miền Nam Hoa Kỳ, xa xôi như Texas, Arkansas và các đơn vị dân quân vùng New Mexico, Arizona.

Chỉ huy

sửa
 
P.G.T. Beauregard

P. G. T. Beauregard

sửa

Chuẩn tướng P.G.T. Beauregard là chỉ huy đầu tiên của binh đoàn dưới tên Binh đoàn Potomac từ 20 tháng 6 1860 đến 20 tháng 7 1861. Beauregard là người vẽ cờ trận cho quân miền Nam, để giúp quân sĩ khỏi lẫn lộn giữa cờ miền Nam và cờ miền Bắc.

Giai đoạn Beauregard làm chỉ huy, Binh đoàn Potomac được phiên chế thành 6 Lữ đoàn và có thêm một số đơn vị dân quân và pháo đội độc lập của Phân bộ Alexandria cũ.

 
Joseph E. Johnston

Joseph Johnston

sửa

Sau khi sáp nhập, Đại tướng Joseph E. Johnston, chỉ huy trưởng của Binh đoàn Shenandoah cũ, lên chỉ huy Binh đoàn Potomac từ ngày 20 tháng 7 năm 1861 đến 31 tháng 5 năm 1862. Binh đoàn được tổ chức thành 2 quân đoàn, gồm:

Ngay sau ngày lên chức chỉ huy, Johnston đánh trận đầu tiên tại Trận Manassas thứ nhất. Ngày 22 tháng 10 năm 1861 Binh đoàn Potomac của miền Nam được chuyển thành Phân bộ quân sự Bắc Virginia, và được tổ chức lại thành 3 cánh quân:

Cánh quân Sư đoàn Đơn vị trực thuộc
Cánh quân Potomac
Chỉ huy:
Đại tướng PGT Beauregard
[4]
Sư đoàn 1
Chỉ huy:
Thiếu tướng Earl Van Dorn
Sư đoàn 2
Chỉ huy:
Thiếu tướng Gustavus W. Smith
Sư đoàn 3
Chỉ huy:
Thiếu tướng James Longstreet
Sư đoàn 4
Chỉ huy:
Thiếu tướng Edmund Kirby Smith
Cánh quân Aquia
Chỉ huy:
Thiếu tướng Theophilus H. Holmes
Lữ đoàn French
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Samuel Gibbs French
Lữ đoàn 2
Chỉ huy:
Chuẩn tướng John G. Walker
Cánh quân Valley
Chỉ huy:
Thiếu tướng Thomas J. "Stonewall" Jackson
Lữ đoàn Garnett
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Richard B. Garnett
Đội kỵ binh Ashby
Chỉ huy:
Đại tá Turner Ashby

Ngày 29 tháng 1, 1862, cánh quân Potomac giải thể và tái nhập về Phân bộ. Ngày 14 tháng 3, Phân bộ quân sự Bắc Virginia chuyển đổi thành Binh đoàn Bắc Virginia và sáp nhập thêm Binh đoàn Tây Bắc. Ngày 18 tháng 4 năm 1862, cánh quân Aquia cũng được giải thể và tái nhập trở lại với Binh đoàn. Cùng trong tháng 4, các đội quân của Phân bộ Norfolk và Peninsula (Virginia) cũng được sáp nhập và Binh đoàn. Riêng cánh quân Valley vẫn được duy trì như một cánh quân độc lập cho đến hết chiến tranh.

Binh đoàn mới được tổ chức thành 3 cánh quân như sau:

Cánh quân Sư đoàn Đơn vị trực thuộc
Cánh trái
Chỉ huy:
Thiếu tướng John B. Magruder
Sư đoàn McLaw
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Lafayette McLaws
Sư đoàn Toombs
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Robert A. Toombs
Lữ đoàn Ewell
Chỉ huy:
Đại tá B. S. Ewell
Chính diện
Chỉ huy:
Thiếu tướng James Longstreet
Lữ đoàn A.P. Hill
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Ambrose P. Hill
Lữ đoàn R.H. Anderson
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Richard H. Anderson
Lữ đoàn Pickett
Chỉ huy:
Chuẩn tướng George E. Pickett
Lữ đoàn Wilcox
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Cadmus M. Wilcox
Lữ đoàn Pryor
Chỉ huy:
Đại tá G. A. Winston
Cánh phải
Chỉ huy:
Thiếu tướng Daniel H. Hill
Sư đoàn Early
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Jubal A. Early
Lữ đoàn Early
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Jubal A. Early
Lữ đoàn Rode
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Robert E. Rodes
Sư đoàn Rain
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Gabriel J. Rains
Lữ đoàn Rain
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Gabriel J. Rains
Lữ đoàn Featherston
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Winfield S. Featherston
Binh đội Gloucester Point
Chỉ huy:
Đại tá Crump
Lực lượng dự bị
Chỉ huy:
Thiếu tướng Gustavus W. Smith
Lữ đoàn Whiting
Chỉ huy:
Chuẩn tướng W. H. C. Whiting
Lữ đoàn Hood
Chỉ huy:
Chuẩn tướng John B. Hood
Lữ đoàn Colston
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Raleigh E. Colston
Lữ đoàn Hampton
Chỉ huy:
Đại tá Wade Hampton
Lữ đoàn S.R. Anderson
Chỉ huy:
Chuẩn tướng Samuel R. Anderson
Lữ đoàn Pettigrew
Chỉ huy:
Chuẩn tướng James J. Pettigrew
Lữ đoàn Kỵ binh
Chỉ huy:
Chuẩn tướng J. E. B. Stuart

Sau khi tái lập lại binh đoàn và được bổ sung, tướng Johnston đã kéo binh đoàn xuống miền Nam bảo vệ thủ phủ Richmond, Virginia và ông bị bắn trọng thương trong Trận Seven Pines.

 
G.W. Smith

G. W. Smith

sửa

Thiếu tướng Gustavus Woodson Smith tạm thời lên thay tướng Johnston ngày 31 tháng 5 năm 1862, nhưng ông bị căng thẳng thần kinh trầm trọng. Ngày hôm sau thổng thống miền Nam Jefferson Davis cử tướng Robert E. Lee đến thay thống lĩnh binh đoàn.

Robert E. Lee

sửa
 
Robert E. Lee

Ngày 1 tháng 6 năm 1862, tướng sau cùng và là tướng nổi tiếng nhất của binh đoàn, Robert E. Lee đến thay G.W. Smith. Sau khi nhận chức vụ chỉ huy binh đoàn, ngày 6 tháng 11 năm 1862 tướng Lee đã tổ chức binh đoàn thành 2 cánh chủ yếu:

Ngoài ra, ngày 17 tháng 8 năm 1862, tướng Lee cũng tổ chức thêm Sư đoàn kỵ binh độc lập do Thiếu tướng J.E.B. Stuart chỉ huy và Lực lượng pháo binh dự bị của Binh đoàn do Chuẩn tướng William N. Pendleton chỉ huy.

Sau khi tướng Jackson chết trong trận Chancellorsville, ngày 30 tháng 5 năm 1863, tướng Lee tổ chức lại binh đoàn thành 3 quân đoàn, với lực lượng 3 sư đoàn và lực lượng pháo binh độc lập trong mỗi quân đoàn:

Sư đoàn Kỵ binh của tướng Stuart cũng được tổ chức thành Quân đoàn Kỵ binh với 3 sư đoàn kỵ binh và lực lượng pháo binh độc lập của Quân đoàn.

Sau khi tướng Stuart chết ngày 11 tháng 5 năm 1864, các đơn vị kỵ binh và lực lượng pháo binh trở thành lực lượng dự bị của ban tham mưu binh đoàn. Đến ngày 19 tháng 10 năm 1864, quân đoàn thứ tư được thành lập, do Trung tướng Richard H. Anderson chỉ huy. Tuy nhiên, đến ngày 8 tháng 4 năm 1865, nó được giải thể và sáp nhập vào Quân đoàn II. Các đơn vị kỵ binh và pháo binh lại trở về làm lực lượng dự bị của Binh đoàn. Riêng lực lượng pháo binh một lần nữa do tướng William N. Pendleton chỉ huy.[3]

Ngày 9 tháng 4 1865, Binh đoàn Bắc Virginia bị Binh đoàn Potomac đánh bại tại trận Appomattox. Tướng Robert E. Lee ký giấy đầu hàng tướng Ulysses S. Grant của quân đội Liên bang miền Bắc. Binh đoàn Bắc Virginia sau đó bị giải thể.

Tham chiến

sửa
Chiến dịch Năm trận lớn
Chiến dịch Bán đảo 1862 Trận Seven Pines (Fair Oaks)
Chuỗi trận Bảy ngày 1862 Trận Gaines's Mill, Trận Malvern Hill
Chiến dịch Bắc Virginia 1862 Trận Bull Run thứ nhì (Manassas thứ nhì)
Chiến dịch Maryland 1862 Trận Antietam (Sharpsburg)
Chiến dịch Fredericksburg 1862 Trận Fredericksburg
Chiến dịch Chancellorsville 1863 Trận Chancellorsville
Chiến dịch Gettysburg 1863 Trận Gettysburg
Chiến dịch Bristoe 1863  
Chiến dịch Mine Run 1863  
Chiến dịch Overland 1864 Trận Wilderness, Trận Spotsylvania, Trận Cold Harbor
Chiến dịch Richmond-Petersburg 1864–65 Cuộc vây hãm Petersburg
Chiến dịch Appomattox 1865 Trận Appomattox

Chú thích

sửa
  1. ^ Freeman, Vol II, Chap. XXXIV, p. 538.
  2. ^ Freeman, Vol III, Chapter 6, Title
  3. ^ a b Eicher, pp. 889-90.
  4. ^ Được phong 21 tháng 7 năm 1861

Tham khảo

sửa