Kiều Thạch
Kiều Thạch | |
---|---|
喬石 | |
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 27 tháng 3 năm 1993 – 15 tháng 3 năm 1998 4 năm, 353 ngày |
Tiền nhiệm | Vạn Lý |
Kế nhiệm | Lý Bằng |
Nhiệm kỳ | tháng 10 năm 1987 – tháng 10 năm 1992 |
Tiền nhiệm | Trần Vân (Bí thư thứ nhất) |
Kế nhiệm | Úy Kiện Hành |
Nhiệm kỳ | ngày 2 tháng 11 năm 1987 – ngày 19 tháng 9 năm 1997 9 năm, 321 ngày |
Nhiệm kỳ | 1985 – 1992 |
Tiền nhiệm | Trần Phi Hiến |
Kế nhiệm | Nhậm Kiến Tân |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Trung Quốc |
Sinh | 24 tháng 12, 1924 Thượng Hải, Trung Hoa Dân Quốc |
Mất | 14 tháng 6 năm 2015 Bắc Kinh, Trung Quốc | (90 tuổi)
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Trung Quốc |
Con cái | 4 |
Kiều Thạch | |||||||||
Phồn thể | 喬石 | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 乔石 | ||||||||
|
Kiều Thạch (24 tháng 12 năm 1924 - 14 tháng 6 năm 2015)(giản thể: 喬石; phồn thể: 乔石; bính âm: Qiao Shi), tên khai sinh là Tưởng Chí Đồng (蔣志彤; bính âm: Jiǎng Zhìtóng); là một chính trị gia Trung Quốc và là một trong những lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông sinh ngày 24 tháng 12 năm 1924 tại Thượng Hải. Kiều là thành viên của cơ quan ra quyết định cao nhất của đảng, Ban Thường vụ Bộ Chính trị, từ năm 1987 đến năm 1997. Ông là ứng cử viên cho chức lãnh đạo tối cao Trung Quốc, nhưng đã thua đối thủ chính trị Giang Trạch Dân, người đảm nhận chức vụ Tổng Bí thư của đảng vào năm 1989. Kiều thay vì giữ chức Tổng Bí thư thì ông trở thành Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, sau đó là chức vụ chính trị hạng ba, từ năm 1993 cho đến khi ông nghỉ hưu năm 1998.[1] So với các đồng nghiệp của mình, bao gồm Giang Trạch Dân, Kiều Thạch đã áp dụng lập trường tự do hơn trong chính sách chính trị và kinh tế, thúc đẩy pháp quyền và cải cách theo định hướng thị trường của doanh nghiệp nhà nước.[2] Kiều Thạch mất lúc 7 giờ 8 phút ngày 14 tháng 6 năm 2015 tại Bắc Kinh.
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]- Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1940
- Công tác tại Ban Liên lạc quốc tế Trung ương (1963), giữ chức Phó trưởng Ban Liên lạc quốc tế Trung ương (1978), tham gia Ban Chấp hành TW.
- Chánh văn phòng Trung ương Đảng (1983 - 1984)
- Bí thư ban bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng (1982 - 1985)
- Phó Thủ tướng (1986 - 1988), Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (1987-1997),
- Bí thư Ủy ban chính trị pháp luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ủy ban kiểm tra trung ương (1985 - 1992)
- Hiệu trưởng trường Đảng TW (1987 - 1992)
- Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1993-1998).
Ông về hưu vào năm 1998.
Vị thế chính trị
[sửa | sửa mã nguồn]Ông từng được Đặng Tiểu Bình đánh giá rất cao và có ý định đưa lên làm Tổng bí thư; sau khi Đặng mất năm 1997 Kiều trở thành người bảo trợ chính cho cựu tổng bí thư Hồ Cẩm Đào và là người kình địch nổi tiếng của Giang Trạch Dân
Kiều giữ vai trò trung dung trong quyết định đàn áp năm 1989 tại Thiên An Môn; tuy vậy ông ta được coi là nhân vật thân thuộc của Triệu Tử Dương cựu tổng bí thư
Kiều là người bênh vực cho Pháp luân Công.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Gan, Nectar (14 tháng 6 năm 2015). “Former China Communist Party senior official Qiao Shi dies at 91”. South China Morning Post. Truy cập 8 tháng 1 năm 2023.
- ^ Mackerras, Colin; McMillen, Donald H.; Watson, Andrew (2003). Dictionary of the Politics of the People's Republic of China. Routledge. tr. 185. ISBN 978-1-134-53175-2.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Cựu lãnh đạo Quốc hội Trung Quốc qua đời BBC 14 tháng 6 năm 2015
http://www.vietnamplus.vn/cuu-chu-tich-quoc-hoi-trung-quoc-kieu-thach-qua-doi-o-tuoi-91/327879.vnp
- Sơ khai nhân vật Trung Quốc
- Sinh năm 1924
- Mất năm 2015
- Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIV
- Người thời đại cách mạng Văn hóa
- Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc
- Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Người Thượng Hải
- Phó Thủ tướng Trung Quốc
- Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XII
- Nạn nhân của Cách mạng Văn hóa