Vị trí | |
Quốc kỳ | |
Thông tin cơ bản | |
Thủ đô | Santiago |
Chính phủ | Cộng hòa |
Tiền tệ | Chilean Peso (CLP) |
Diện tích | tổng cộng: 756.950 km2 đất: 748,800 km2 nước: 8.150 km2 |
Dân số | 17.224.200 (ước tháng 5 năm 2011) |
Ngôn ngữ | Tiếng Tây Ban Nha |
Tôn giáo | Công giáo Rôma 70%, Tin lành 15,1%, không tôn giáo 8,3% |
Hệ thống điện | 220V / 50Hz Loại C và loại L |
Mã số điện thoại | 56 |
Internet TLD | .cl |
Múi giờ | Continent: UTC-4 (UTC-3 summer) Easter Isl.: UTC-6 (UTC-5 summer) |
Chile Cộng hoà Chile (tiếng Tây Ban Nha: República de Chile,Tiếng Việt: Cộng hòa Chi-lê, còn được phiên âm trong tiếng Việt thành Chí Lợi) là một quốc gia thuộc châu Mỹ. Thủ đô của Chile là Santiago de Chile.
Tổng quan
[sửa]Chile nằm ở Nam Mỹ, có dải bờ biển dài và hẹp xen vào giữa dãy núi Andes và biển Thái Bình Dương. Với Thái Bình Dương là giới hạn phía Tây, Chile giáp Peru phía bắc, giáp Bolivia phía đông-bắc và giáp Argentina phía đông. Giới hạn phía cực nam Chile là Eo biển Drake. Cùng với Ecuador, đây là một trong hai quốc gia ở Nam Mỹ không có biên giới giáp với Brazil. Chiều dài bờ biển là 6.435 kilometres (4000 mi). Lãnh thổ của Chile còn bao gồm các hòn đảo ở Thái Bình Dương Juan Fernández, Salas y Gómez, Desventuradas và đảo Phục Sinh. Chile còn tuyên bố chủ quyền trên 1.250.000 km² (480,000 sq mi) lãnh thổ châu Nam Cực. Tuy nhiên những tuyên bố này đều bị bác bỏ bởi Hiệp ước châu Nam Cực. Hình dáng lãnh thổ Chile khá đặc thù với một dải đất dài 4.300 km (2,700 mi) nhưng chiều rộng trung bình chỉ là 175 km (109 mi). Đây là quốc gia có khí hậu đa dạng, từ sa mạc khô căn nhất trên thế giới - sa mạc Atacama - tới khí hậu Địa Trung Hải ở miền trung, và khí hậu ôn đới mưa ở miền nam. Khu vực sa mạc phía bắc có trữ lượng khoáng sản lớn - chủ yếu là đồng đỏ. Dân số và tài nguyên nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền trung Chile, đây cũng là trung tâm văn hóa và chính trị mà từ đó Chile mở rộng lãnh thổ vào cuối thế kỷ 19 khi sáp nhập vùng phía bắc và phía nam đất nước. Khu vực phía nam Chile rất phong phú về tài nguyên rừng và đất đồng cỏ chăn nuôi gia súc với một chuỗi các núi lửa và hồ.
Lịch sử
[sửa]Thổ dân Châu Mỹ du nhập vùng ven biển và thung lũng sông nước Chile khoảng 10.000 năm trước. Người Inca bành trướng và chiếm đóng miền bắc Chile nhưng vì thổ ngơi khô cằn khiến cư dân bị hạn chế. Năm 1520 trên chuyến hải hành vòng quanh thế giới, nhà thám hiểm Fernão de Magalhães khám phá ra thủy lộ thông Đại Tây Dương và Thái Bình Dương phía cực nam châu Nam Mỹ. Năm 1535 Diego de Almargo, người Tây Ban Nha từ Peru tiến vào Chile tìm vàng nhưng phải đợi đến năm 1540 người Âu châu mới mở cuộc chinh phục Chile dưới sự chỉ huy của Pedro de Valdivia. Họ bắt gặp làng mạc thổ dân sống du canh làm rẫy và săn bắn. Sang năm 1541 thì Valdivia thành lập thị trấn Santiago de Chile tức là thủ đô nước Chile ngày nay. Chile được sáp nhập vào Phó Vương Phủ Peru (Virreinato del Perú). Tuy không tìm thấy vàng bạc người Tây Ban Nha đã nhận ra tiềm năng nông nghiệp của Chile. Nhưng vì sự phản kháng của thổ dân cuộc bình định Chile tiến hành chậm chạp. Năm 1553 bộ tộc Mapuche nổi loạn đốt phá các trấn lỵ. Valdivia bị bắt và giết. Người Mapuche lại nổi dậy năm 1598 và 1655. Người Tây Ban Nha phải rút bỏ miền nam để cố thủ vùng trung ương. Mãi đến năm 1683 khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ tình hình mới yên.
Phong trào độc lập bộc phát năm 1808 khi Joseph Bonaparte được lập làm vua Tây Ban Nha, truất phế dòng vua cũ. Dân Chile không phục vị vua mới và nhóm quân chính (junta) lên nắm quyền ngày 18 Tháng Tám năm 1810. Họ tuyên bố Chile tự trị trong khuôn khổ hoàng triều Tây Ban Nha. Tuy nhiên triều đình Tây Ban Nha không công nhận chính thể tự trị, gây nên chiến tranh. Năm 1817 Bernardo O'Higgins và José de San Martín kéo quân từ Argentina sang, vượt rặng Andes và đánh bại phe bảo hoàng. Sang năm sau ngày 12 Tháng Hai thì Chile tuyên bố độc lập hoàn toàn. Sang thời kỳ độc lập, O'Higgins lập chính thể cộng hòa. Dù vậy, xã hội Chile không mấy thay đổi, giữ nguyên thành phần giai cấp cũ. Giáo hội Công giáo La Mã và nhóm địa chủ duy trì ảnh hưởng chính. Cuối thế kỷ 19, Chile mở cuộc chinh phục miền nam vốn do bộ tộc Mapuche kiểm soát. Nhóm thổ dân thua và chính phủ Chile đưa dân vào lập nghiệp. Năm 1881 chính phủ lại ký hiệp ước với Argentina củng cố chủ quyền Chile trên Eo biển Magellan ở phía nam. Cùng lúc đó chiến tranh với Peru và Bolivia phía bắc kết thúc (1879–83); Chile chiếm được các tỉnh Tacna, Arica và Antofagasta. Chile sau nhượng lại Tacna cho Peru qua sự trung gian của Hoa Kỳ nhưng hậu quả chính của cuộc chiến là lãnh thổ Chile thêm rộng lớn và Bolivia mất đường thông ra biển. Thời kỳ phát triển bị xáo trộn vì cuộc Nội chiến Chile ngắn ngủi năm 1891 giữa phe hành pháp (tổng thống) và lập pháp (quốc hội). Phe lập pháp thắng sau mấy đợt xung đột vũ trang và 10.000 tử vong. Tổng thống José Manuel Balmaceda phải trốn vào sứ quán Argentina và tự vẫn bằng súng. Chile vào thể kỷ 20 chủ yếu bị chi phối bởi các nhóm tài phiệt tranh chấp với công nhân thợ thuyền. Năm 1920 nhóm công nhân đưa được Arturo Alessandri Palma vào ghế tổng thống nhưng chính sách cải tổ do ông đề ra đều bị phe quốc hội bảo thủ cản trở. Bất ổn chính trị kéo dài tới năm 1932 với mấy cuộc đảo chính của quân đội lật đổ chính phủ dân lập. Tướng Carlos Ilbañez del Campo năm 1932 cho phục hồi hiến pháp cũ và rút lui khỏi chính trường mở đầu cho thời kỳ 20 năm nắm quyền khuynh tả của đảng Cực đoan (1932–52) nhưng sau đó Ilbañez del Campo lại ra tranh cử và chấp chính, đưa Chile trở lại với đường lối chính trị bảo thủ. Trong cuộc bầu cử năm 1964 ứng cử viên Eduardo Frei Montalva của đảng Dân chủ Thiên Chúa thắng toàn diện và đưa ra nhiều cải tổ với châm ngôn "Cách mệnh trong Tự do". Các ngành giáo dục, gia cư, nghiệp đoàn và cải cách nông nghiệp đều xúc tiến nhưng đối với phe thiên tả thì những cải cách đó quá ít oi. Ngược lại đối với phe bảo thủ thì chính sách của Montalva là quá độ. Hai quan điểm trên làm xã hội Chile thêm phân hóa. Năm 1970 nghị sĩ Mác-xít Salvador Allende Gossens của đảng Xã hội dẫn đầu liên minh "Đoàn kết Bình dân" (Unidad Popular, UP) đắc cử. Allende chủ trương "đoàn kết quốc tế" về mặt ngoại giao, quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp, nhất là các mỏ đồng đỏ, và cải tổ kinh tế, hạn chế thành phần tư hữu cùng nhiều cải cách thiên tả khiến Chile lâm vào tình trạng khủng hoảng. Đối diện với hiện cảnh vốn đầu tư giảm sút, thất nghiệp tăng, sản xuất sụt, chính phủ Allende đưa ra biện pháp kiểm soát giá cả, tăng lương và tiến hành cải cách điền địa nhưng trước áp lực quốc tế do Mỹ dẫn đầu vì bất bình với việc Chile quốc hữu hóa nhiều công ty đa quốc gia, nền kinh tế Chile suy thoái và tê liệt. Lạm phát phi mã đưa đến nhiều cuộc đình công của công nhân, giáo chức, sinh viên và thương gia. Ngày 11 Tháng Chín năm 1973 phe quân đội đảo chánh, nã pháo vào dinh tổng thống. Allende tương truyền phải tự tử. Tướng Augusto Pinochet Ugarte ra nắm quyền và mở cuộc đàn áp, vi phạm nhân quyền trầm trọng. Trong sáu tháng đầu, hơn 1.000 người bị xử tử. Theo bản báo cáo Rettig thì chính quyền Pinochet đem xử tử hơn 2.000 người nữa trong 16 năm nhiếp chính. Hơn 30.000 người phải bỏ nước và hàng chục ngàn bị tống giam và tra tấn theo bản điều tra của Ủy ban Valech (Comisión Nacional sobre Prisión Política y Tortura/Comisión Valech). Năm 1980 Pinochet được lập làm tổng thống với nhiệm kỳ tám năm theo một hiến pháp mới. Kiểm soát chính trị được nới lỏng dần cuối thập niên 1980 cùng lúc chính phủ chủ trương theo mô hình kinh tế thị trường. Riêng các mỏ đồng đỏ vẫn giữ quốc hữu chứ không trao lại cho chủ cũ. Đầu tư quốc ngoại và quốc nội tăng trưởng hồi phục dần nền kinh tế Chile. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1988, dân Chile bác bỏ ý định của Pinochet làm tổng thống thêm nhiệm kỳ thứ hai. Tháng 12 năm 1989 ứng cử viên Patricio Aylwin của liên danh đảng Dân chủ Thiên Chúa cùng 17 đảng phái khác được bầu làm tổng thống, mở đầu thời kỳ chuyển tiếp của Chile về nếp chính trị dân chủ.
Địa lý
[sửa]Là một nước vừa dài, vừa hẹp ở sườn tây rặng Andes, Chile bao gồm nhiều vùng địa thế. Từ bắc đến nam, Chile có chiều dài 4.630 km nhưng bề ngang đông-tây điểm rộng nhất chỉ có 430 km. Tổng diện tích là 756.950 km², xếp Chile lớn thứ 38 trong các nước trên thế giới. Vùng sa mạc Atacama phía bắc là vùng giàu tài nguyên địa khoáng. Thung lũng miền Trung, tuy nhỏ nhưng là cái nôi lịch sử cùng là trung tâm kinh tế và dân cư của cả nước.
Ngọn Cuernos del Paine cao 2.500 m ở nam Chile Miền nam Chile có nhiều tài nguyên lâm sản. Đây cũng là nơi tập trung sông hồ và núi lửa. Ven biển miền nam dày đặc những vịnh hẹp (fjord), vàm sông, kênh rạch và hải đảo. Ở châu Nam Cực Chile cũng tuyên bố chủ quyền trên 1.250.000 km² nhưng chiếu theo Hiệp ước châu Nam Cực mà Chile đã ký kết năm 1959 thì chủ quyền của các nước đều không được thừa nhận. Ngoài khơi Thái Bình Dương Chile kiểm soát đảo Sala y Gómez, quần đảo Juan Fernández và đảo Phục Sinh, cách đất liền 3.600 km. Đảo Phục Sinh là miền cực đông nhóm Đa Đảo của châu Đại Dương.
Khí hậu
[sửa]Chile nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu Ôn đới nhưng cũng có nơi nóng đến 43 độ và rét đến -40 độ. Năm nóng nhất là năm 2001. (45 độ).
Khí hậu Miền Bắc
[sửa]Do có địa hình thẳng đứng, trải dài từ bắc xuống nam nên khí hậu Ở Chile rất đa dạng. Phía Bắc Chile có một sa mạc khô hạn nhất thế giới là Atacama, một số khu vực nơi đây hầu như chưa bao giờ có mưa. Nhiệt độ ngày và đêm khác nhau rõ rệt.
Khí hậu Miền Trung
[sửa]Khu vực đường bờ biển có khí hậu ôn đới quanh năm. Trong khi đó, ở khu vực đồng bằng trên vùng cao phía Bắc miền Trung, nhiệt độ mùa hè trung bình Ở mức 260 c vào ban ngày và có thể xuống thấp tới tận 130C vào ban đêm. Khí hậu Ở miền Trung là khí hậu cận nhiệt đới địa trung hải rất đa dạng, với mùa hè khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ cao nhất là 30-330C. Mùa đông ngắn, ít mưa, nhiệt độ cao nhất là 10 –150C, nhiệt độ thấp nhất là dưới 00C.
Khí hậu Miền Nam
[sửa]Miền Nam Bio Bio có mưa thường xuyên trong năm. Nhiệt độ không khác biệt nhiều giữa thời gian ban ngày và ban đêm. Tuy nhiên, ở Patagonia. khu vực cận nam, có thời tiết đa dạng hơn, thường xuyên ẩm ướt, lạnh và có gió.
Khí hậu Khu vực đảo
[sửa]Thời tiết Ở đảo Easter và đảo Robinson Crusoe khá dễ chịu trong suốt cả năm.
Vùng
[sửa]Bắc Chile (Regions of Arica-Parinacota, Tarapacá, Antofagasta, Atacama and Coquimbo) Thăm sa mạc khô cằn nhất trên thế giới, di tích khảo cổ và các vùng cao nguyên Andean. |
Trung bộ Chile (Regions of Valparaíso, Santiago, O'Higgins and Maule) Trung tâm của đất nước, bạn có thể ghé thăm các thành phố chính, các vườn nho nổi tiếng và một số những khu nghỉ mát trượt tuyết tốt nhất ở Nam bán cầu. |
Nam Chile (Regions of Biobío, Araucanía, Los Ríos and Los Lagos) Vùng đất của Mapuches, các hồ, sông và đảo Chiloé huyền thoại. |
Patagonia (Regions of Aysén and Magallanes) Patagonia, với các vịnh hẹp, mũ băng, hồ, rừng. |
Quần đảo Juan Fernández |
Đảo Phục Sinh (Rapa Nui or Isla de Pascua) Một hòn đảo cô đơn ở giữa Thái Bình Dương, là quê hương của một trong những nền văn minh bí ẩn nhất trên thế giới. |
Thành phố
[sửa]- Santiago - thủ đô và thành phố lớn nhất của đất nước
Thành phố lớn thứ hai của Chile - * Concepción
- Iquique - trung tâm du lịch ở miền Bắc Chile
- La Serena - một thành phố quyến rũ, với nhiều việc phải làm trong và xung quanh nó
- Punta Arenas - một trong những thành phố cực nam của thế giới
- San Pedro de Atacama - du khách đến với số lượng lớn, sử dụng thành phố như một bước đệm để các cảnh quan tuyệt vời xung quanh nó
- Valparaíso - cảng Chile chính và một Di sản thế giới
- Valdivia - "Thành phố của sông", được xây dựng lại sau trận động đất mạnh nhất trong lịch sử
- Vina del Mar - điểm du lịch chính: bãi biển, sòng bạc và một lễ hội âm nhạc mang tính biểu tượng
Các điểm đến khác
[sửa]- Đảo Chiloé - hòn đảo lớn nhất của đất nước
- Vườn quốc gia Laguna San Rafael - bao gồm sông băng San Rafael, chỉ có thể đến bằng thuyền hoặc máy bay
- Vườn Quốc gia Lauca - Lago Chungará, một trong những hồ cao nhất thế giới, được giám sát bởi hùng mạnh Volcán Parinacota
- Pichilemu - điểm đến lướt sóng hàng đầu của Chile
- Robinson Crusoe Island - nổi tiếng với những khu rừng nhiệt đới và hệ thực vật đặc hữu
- Vườn quốc gia Torres del Paine - núi, hồ và sông băng, bao gồm cả tòa tháp của Paine
- Valle de Elqui - một khu vực sản xuất rượu vang và pisco, còn nổi tiếng với đài quan sát thiên văn của nó
- Valle de la Luna - ngoạn cảnh quan sa mạc với những cồn cát ấn tượng và hình thành đá
- Villarrica - bao quanh bởi hồ và núi lửa
Đến
[sửa]Công dân của các nước sau đây có thể được miễn thị thực du lịch:
- Lên đến 90 ngày: Albania, Andorra, Antigua và Barbuda, Argentina, Australia, Áo, Bahamas, Barbados, Bỉ, Bosnia và Herzegovina, Brazil, Bulgaria, Canada, Colombia, Costa Rica, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Cộng hòa Dominica, Ecuador, El Salvador, Estonia, Fiji, Phần Lan, Pháp, Đức, Guatemala, Haiti, Tòa Thánh, Honduras, Hồng Kông, Hungary, Iceland, Ireland, Israel, Italy, Nhật Bản, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Cộng hòa Macedonia, Man-ta, Mauricio, Mexico, Monaco, Montenegro, Hà Lan, New Zealand, Nicaragua, Noruega, Panama, Paraguay, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, San Marino, Serbia, Slovakia, Slovenia, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, St Kitts và Nevis, St Lucia, St Vincent và Grenadines, Suriname, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thái Lan, Tonga, Trinidad và Tobago, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Uruguay và Venezuela.
- Lên đến 60 ngày: Grenada, Hy Lạp, Indonesia và Peru.
- Lên đến 30 ngày: Belize, Bolivia, Jamaica, Malasia và Singapore.
- Lên đến 21 ngày: Dominica.
Công dân của quốc gia khác, bao gồm một số quốc gia châu Phi và châu Á, sẽ không thể nhập cảnh vào Chile, mà không cần xin thị thực đặc biệt từ Lãnh sự quán Chile trước khi nhập cảnh.
Công dân của bốn quốc gia phải trả một "khoản phí có đi có lại" với mức khác nhau. Lệ phí là 132 USD cho công dân Canada, 160 USD đối với công dân Mỹ, 61 USD cho công dân Úc và 15 USD cho công dân Mexico. Lệ phí này tương đương với số tiền mà quốc gia yêu cầu thị thực nhập cảnh của công dân Chile. Lệ phí chỉ dành cho du khách vào bằng máy bay, và các chi phí một lần là tốt cho cuộc sống của hộ chiếu của bạn. Công dân Mỹ nên có tiền mặt hoặc thẻ tín dụng để trả lệ phí $ 160. Công dân của các nước khác, chẳng hạn như Vương quốc Anh, không phải nộp lệ phí.
Đầy đủ thông tin về thị thực du lịch có thể được tìm thấy trong này tài liệu] (Jan 2011). Thêm thông tin cập nhật có thể được tìm thấy tại trang web của Bộ ngoại giao.
Để biết thông tin lãnh sự, vui lòng truy cập Đại sứ quán Chile trong các trang web của Hoa Kỳ hoặc Đại sứ quán Chile tại Vương quốc Anh.
Bằng đường hàng không
[sửa]Điểm nhập cảnh phổ biến nhất cho du khách nước ngoài là Sân bay quốc tế Arturo Merino Benitez là (SCL) ở khu tự quản Pudahuel, 15 km (9,3 dặm) về phía tây của trung tâm thành phố Santiago. Đây là cơ sở hàng không lớn nhất ở Chile và một trong những bận rộn nhất thứ 6 của Nam Mỹ tính theo lưu lượng hành khách (trên 11 triệu lượt khách trong năm 2010). Nó là một điểm kết nối quan trọng cho giao thông hàng không giữa Châu Đại Dương và Châu Mỹ La Tinh.
Sân bay quốc tế Santiago được phục vụ bởi một tuyến bay thẳng quốc tế, chủ yếu từ châu Âu, châu Mỹ và châu Đại Dương. LAN Airlines là chuyến bay từ các thành phố lớn ở châu Mỹ, Sydney, Auckland, Papeete, Frankfurt và Madrid vận chuyển quốc gia lớn nhất và. Các hãng hàng không khác phục vụ SCL là Aerolíneas Argentinas, Air Canada, Air France, American Airlines, Avianca, Copa, Delta, Iberia và taca.
Các sân bay khác với các tuyến bay quốc tế trong Arica, Iquique, Antofagasta, Concepción, Puerto Montt và Punta Arenas, tất cả trong số họ sang các nước láng giềng. Sân bay quốc tế Mataveri ở đảo Phục Sinh chỉ có hãng LAN Airlines hoạt động với tuyến bay từ Santiago, Lima và Papeete.
Bằng xe buýt
[sửa]Nếu bạn đã ở Nam Mỹ, một cách rẻ hơn và đáng tin cậy là đi bằng xe buýt tới Chile. Xe buýt từ Argentina khởi hành hàng ngày từ Mendoza, Bariloche và San Martín de los Andes, và thậm chí cả từ Buenos Aires hàng tuần. Từ Peru, có một số xe buýt từ Arequipa, một số xe taxi cũng vượt qua biên giới giữa Tacna và Arica. Cũng có một số xe buýt từ Bolivia để thành phố phía Bắc và Santiago. Ngoài ra, có Brazil xe buýt ian từ São Paulo, vào thứ Hai và thứ Năm.
Nếu bạn đang đi qua từ Bolivia và Argentina thông qua dãy núi Andes, hãy biết rằng ở đó có độ cao lên đến 4000 m (13.000 ft). Ngoài ra, các tuyến đường từ Peru và Bolivia có chất lượng kém một chút, nên cần kiên nhẫn.
Đi lại
[sửa]Ngôn ngữ
[sửa]Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức trong cả nước và được sử dụng ở khắp mọi nơi. Chile sử dụng một phương ngữ riêng biệt được gọi là Castellano de Chile với nhiều sự khác biệt trong cách phát âm, ngữ pháp, từ vựng và sử dụng tiếng lóng. Người nước ngoài nói tiếng Tây Ban Nha sẽ không có vấn đề tìm hiểu và sẽ chỉ nghĩ rằng nó có vẻ buồn cười, nhưng người nói không phải là dân bản địa thường cố gắng tìm hiểu nó, ngay cả với nhiều năm thực hành. Ví dụ, người Chile có xu hướng bỏ âm "S" ở cuối lời nói của họ. Thay vào đó họ thay thế âm thanh này bằng âm "H" (ví dụ từ "tres" được phát âm là "tréh"). Mặt khác, tiếng Tây Ban Nha chuẩn không phải là phương ngữ đầu tiên của sự lựa chọn, nhưng mọi người thường sẽ là khá thông thạo. Đây là hai trong số các biểu thức Chile phổ biến nhất:
Huevón (phát âm thường như cách-Ohn) có thể được dịch thành các từ khác nhau tùy theo ngữ cảnh của nó. Ban đầu là một lời chửi thề có nghĩa là "người ngớ ngẩn", nó có thể được sử dụng cũng như "người bạn" hoặc là "anh chàng". Cachar (phát âm ka-CHAR) xuất phát từ động từ "bắt" và có nghĩa là "hiểu". Ngoài ra, thường được sử dụng trong một hình thức liên hợp kỳ lạ như cachai 'ở cuối câu, tương tự như "biết đấy", và trong một cách thông tục nó cũng có thể được sử dụng để có nghĩa là quan hệ tình dục. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Santiago, nhưng cũng đến một (khá nhiều) mức độ thấp hơn trong Valparaíso, Concepción hoặc La Serena. Do tiếng Anh là bây giờ bắt buộc trong trường học, những người trẻ tuổi có thêm rất nhiều khả năng nói tiếng Anh hơn so với những người lớn tuổi, sau này (40 ) là khó có thể nói được tiếng Anh, trừ khi họ là công nhân ngành công nghiệp du lịch.
Các ngôn ngữ bản địa được sử dụng tại Chile như Mapudungun, Quechua và Rapa Nui (ở đảo Phục Sinh), nhưng duy nhất giữa người dân bản địa, trong đó có ít hơn 5% dân số. Thậm chí rất nhiều người xác định với một trong các nhóm này không có khả năng nói tiếng mẹ đẻ và tiếng Tây Ban Nha để thay thế.
Một số người hiểu một số Pháp, Ý và Bồ Đào Nha (vì sự tương đồng của nó với tiếng Tây Ban Nha) và cũng có một số người nói tiếng Đức, đặc biệt là ở phía Nam của đất nước, nơi mà rất nhiều người di cư đến Đức trong nửa sau của thế kỷ 19.